Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất"

Rạn san hô Great Barrier, Quần đảo Maldives, Biển chết, Taj Mahal,... là những điểm đến đẹp như thiên đường nhưng đang đứng trước nguy cơ bị... xoá sổ.
Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất"

Rạn san hô Great Barrier

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 1
Great Barrier nằm ngoài khơi bờ biển Australia, là rạn san hô lớn và “ngoạn mục” nhất thế giới. Tuy nhiên lượng axit và nhiệt độ nước biển tăng lên, kèm theo ô nhiễm khiến rạn san hô tuyệt đẹp này đang bị mất dần. Đã có hơn một nửa của Great Barrier đã biến mất trong ba thập kỷ qua. Dự đoán, trước năm 2030, Great Barrier sẽ biến mất hoàn toàn.

Thành phố Venice

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 2

Thành phố xinh đẹp, lãng mạn nhất đất nước hình chiếc ủng - Venice - đang đối mặt với nguy cơ bị "nuốt" bởi chính dòng kênh đào nổi tiếng của mình khi mực nước biển ngày càng dâng cao.

Thành phố lãng mạn này đang chìm nhanh hơn dự tính tới 5 lần và sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn vào một ngày không xa.

Thành phố Venice xinh đẹp của đất nước hình chiếc ủng hiện đang bị “nuốt” bởi chính dòng kênh đào nổi tiếng của mình. Được xây dựng trên nền một đầm lầy, Venice đang chìm dần và lún xuống nhanh hơn dự tính 5 lần. Dự kiến đến năm 2050, các cung điện tráng lệ và quảng trường rộng lớn của thành phố lịch sử này có thể sẽ không ở được nữa và hầu hết người dân phải di cư đi nơi khác là điều khó tránh khỏi.

Madagascar

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 3

Madagascar là hòn đảo lớn thứ tư trên thế giới, có khu rừng nhiệt đới rộng với đa dạng các loại động vật hoang dã. Tuy nhiên, hệ sinh thái này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắn, đốt rừng, khai thác gỗ. Dự kiến hòn đảo này sẽ đứng trước nguy cơ biết mất sau 35 năm nữa.

Quần đảo Maldives

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 4

Nằm ở phía Tây Nam Ấn Độ, quần đảo Maldives bao gồm 1.190 hòn đảo nhỏ này là một trong những nơi có địa thế thấp nhất thế giới, cao hơn mực nước biển 1m. Nếu mặt nước biển dâng cao, nước cộng hòa xinh đẹp này sẽ là quốc gia đầu tiên bị đại dương nhấn chìm. Theo phán đoán, Maldives sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn trong một thế kỷ tới.

Biển Chết

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 5

Nằm giữa biên giới 3 nước Israel, Palestine và sâu trong thung lũng Jordan, Biển Chết- nơi thấp nhất trên trái đất là điểm đến du lịch hấp dẫn của thế giới. Theo Kinh Thánh thì đây từng là nơi cư ngụ của vua David.

Với độ mặn 33.7%, nước biển Chết mặn hơn nước biển Đại Dương tới 8.6 lần. Không sinh vật nào tồn tại được trong môi trường này. Tuy nhiên độ mặn của muối và khoáng chất đặc hữu của nó lại có công dụng chữa bệnh nổi tiếng. Nguồn nước duy nhất của Biển Chết là sông Jordan, đang phải cấp nước cho các quốc gia và thành phố xung quanh khiến lượng nước đổ vào Biển Chết sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều công ty khoáng sản đang cố gắng thoát nước để phục vụ quá trình khai thác. Nếu như không có một nguồn nước thay thế, Biển Chết rất có thể biến mất trong vòng nửa thế kỷ nữa.

Vườn quốc gia Glacier

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 6
Vườn quốc gia Glacier ở Montana có diện tích 41.000 km2 với 150 dòng sông băng chảy qua vào thế kỷ 19. Nhưng đến năm 2010, chỉ còn 25 dòng sông băng hoạt động.
Với những thay đổi thời tiết như hiện nay, dự đoán các dòng sông băng sẽ biến mất vào năm 2020, các loại động vật hoang dã sống với khí hậu lạnh theo đó cũng biến mất.

Đảo Galapagos

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 7

Nhờ vẻ đẹp vô cùng hoang sơ mà trong thập kỉ vừa qua du lịch ở hòn đảo nhỏ Galapagos tăng 12% mỗi năm. Cùng với sự tăng nhanh của dân số và hạ tầng hiện đại, Galapagos đang mất dần vẻ nguyên sơ của nó.

Cánh đồng băng Patagonia

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 8

Cánh đồng băng Patagonian ở Chile là một trong những cánh đồng băng lớn nhất thế giới nhưng đang bị ảnh hưởng của việc toàn cầu đang nóng lên. Băng ở đây đang tan chay nhanh hơn đến 100 lần so với bất kỳ thời điểm nào trong vòng ba thế kỷ qua.

Machu Picchu

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 9
Thành phố Inca cổ đại nổi tiếng là một trong những địa điểm khảo cổ đẹp nhất trên thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, nó đã được bảo vệ nghiêm ngặt và tránh khỏi sự xâm lấn của xã hội, nhưng cùng với sự phát triển của du lịch hiện đại là hàng ngàn du khách tới đây mỗi năm, kéo theo đó là sự ảnh hưởng tiêu cực đến di tích. Nếu bạn có dịp tới đây hãy cố gắng vừa tận hưởng vừa không làm ảnh hưởng tới kỳ quan này nhé!

Lưu vực sông Congo

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 10

Lưu vực sông Congo được coi là khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới. Dự đoán, hơn 2/3 diện tích khu vực sẽ biến mất vào năm 2040 do khai thác gỗ, mỏ…

Kim tự tháp Giza

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 11

Kim tự tháp Giza là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn nguyên vẹn. Từ lâu Giza đã được coi là một biểu tượng của sự vĩnh hằng. Thật không may, sự hấp dẫn của điểm đến du lịch nổi tiếng hàng trăm năm qua lại đang bị đe dọa bởi bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng của thành phố Cairo, bị quá tải lượng khách du lịch mà không có các biện pháp bảo vệ chặt chẽ từ chính phủ Ai Cập.

Taj Mahal, Ấn Độ

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 12

Taj Mahal là một trong những lăng mộ nguy nga và đẹp nhất trên thế giới, được hoàng đế Shal Jahan xây dựng từ thế kỷ 17th để tưởng nhớ người vợ yêu của mình, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Hàng năm Taj Mahal đón ba triệu du khách tới thăm. Trong năm năm tới, Taj Mahal sẽ chưa biến mất. Nhưng UNESCO và nhiều tổ chức bảo tồn văn hoá đã kêu gọi chính phủ Ấn Độ đóng cửa Taj Mahal do ô nhiễm không khí, chất lượng phục hồi kém, bùng nổ dân số và du lịch đã làm xói mòn kiến trúc bên ngoài lăng mộ.

Nam Cực

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 13

Theo NASA, băng tại lục địa Nam Cực đang tan chảy. Trong khi nó chưa thực sự “tan chảy” vĩnh viễn, nhiều nỗ lực đang được thực hiện nhằm hạn chế tác động của du lịch lên tới môi trường nơi đây. Tàu chở khách du lịch vào vùng biển không được phép quá 500 người và còn nhiều quy định chặt chẽ khác do Hiệp hội Quốc tế về Hoạt động Lữ hành tại Nam Cực quy định nhằm thúc đẩy du lịch có trách nhiệm và an toàn. Hãy tới đây ngắm vẻ đẹp tinh khiết của châu lục, động vật hoang dã, những tảng băng trôi dạt và những dãy núi nổi bật.

Tây Tạng

Những thiên đường nên đến trước khi chúng "biến mất" - anh 14

Nằm tại dãy núi Himalaya, nền văn hoá truyền thống lâu đời và huyền bí Tây Tạng đang dần bị phá huỷ sau khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng đất này năm 1950. Bất chấp nỗ lực của những người nổi tiếng như Richard Gere và Đức Dalai Lama, người theo chủ trương hoà bình, ngôn ngữ và nhiều truyền thống của Tây Tạng đang nhanh chóng biến mất. Vị lãnh tụ tinh thần Đức Dalai Lama cùng nhiều sư Tây Tạng đã phải tị nạn sang Ấn Độ. Chỉ mới gần đây các biển hiệu mới có thêm chữ Tạng bên dưới chữ tiếng Trung. Chính phủ Trung Quốc thi thoảng lại ngừng cấp giấy phép vào Tây Tạng cho người nước ngoài. Vì thế, bạn hãy nhanh đến vùng đất này để khám phá cung điện Potala, tu viện Ganden và đặc biệt là nền văn hoá sùng kính Phật giáo.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.