Quảng Ngãi và giấc mơ Sentosa mới của Việt Nam

(Ngày Nay) - Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên nguyên sơ và di sản văn hóa hiếm có trên thế giới nhưng cho đến nay, Quảng Ngãi vẫn là một cái tên còn nhiều xa lạ với khách du lịch.

Vẻ đẹp từng bị lãng quên

Nằm ở trung tâm hai miền Bắc – Nam của đất nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Ngãi là vùng đất mang vẻ đẹp lạ kỳ của hai thái cực, khi ngay bên cạnh những khu công nghiệp và cảng biển nhộn nhịp ngày đêm là những bãi biển xanh ngắt, hoang sơ như thể chưa ai từng đặt chân đến.

Lâu nay, nhắc đến Quảng Ngãi người ta thường chỉ biết tới Lý Sơn, huyện đảo được mệnh danh là “thiên đường” giữa biển khơi với vô số thắng cảnh đẹp kỳ vĩ hình thành từ miệng núi lửa. Trong đó, hệ thống vách đá đen sát biển của Lý Sơn từng được nhiều chuyên gia ví như một bảo tàng địa chất về lịch sử của vỏ trái đất. Đây là lợi thế lớn để du lịch Quảng Ngãi thu hút các chuyên gia, khách du lịch trên thế giới đến tham quan, nghiên cứu.

Quảng Ngãi và giấc mơ Sentosa mới của Việt Nam ảnh 1

Lý Sơn – điểm đến hút khách nhất Quảng Ngãi hiện nay

Dọc theo 130 km đường bờ biển Quảng Ngãi từ vịnh Dung Quất đến cửa biển Sa Huỳnh còn là hàng loạt bãi biển Cổ Lũy, Sa Kỳ, Sa Huỳnh, Khe Hai, Gành Yến, Lệ Thủy... được tạo nên bởi sự hòa quyện hoàn hảo của biển xanh, núi đồi, ghềnh đá và hàng trăm địa danh văn hóa lịch sử lâu đời.

Những cảnh sắc “trời cho” này khiến nhiều người liên tưởng đến hòn đảo xinh đẹp Sentosa của Singapore – trước đây từng là một làng chài nhỏ yên bình ít ai biết thì nay đã trở thành một trung nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí nổi tiếng khu vực, đáp ứng hầu hết nhu cầu của du khách bốn phương.

Quảng Ngãi ở đâu trên bản đồ du lịch

Có cảnh quan đẹp nhưng Quảng Ngãi lại không đủ sức níu giữ chân du khách bởi trong nhiều năm nay, khách đến những nơi này chỉ biết tắm biển, ngắm cảnh một cách chóng vánh rồi về, vì không còn dịch vụ nào hấp dẫn để níu kéo khách ở lại lâu hơn.

Lý Sơn không phải là điểm du lịch duy nhất nhưng thời gian qua, du lịch Quảng Ngãi vẫn dựa chủ yếu vào hòn đảo này. Trong số 1 triệu lượt du khách đến Quảng Ngãi năm 2018, chỉ riêng Lý Sơn cũng đã thu hút 250.000 du khách, chiếm 1/4 tổng lượng khách, đóng góp đáng kể vào doanh thu du lịch 950 tỷ đồng của tỉnh.

Xét cả về lượng khách và doanh thu, con số mà Quảng Ngãi đạt được năm vừa qua dù có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn nếu so sánh với các tỉnh láng giềng chung nhiều điểm tương đồng về biển đảo như Quảng Nam (6,5 triệu lượt khách – doanh thu 11.000 tỷ đồng), Bình Định (4 triệu lượt khách – doanh thu 3.301 tỷ đồng), Phú Yên không có nhiều lợi thế về di sản cảnh quan như Quảng Ngãi cũng đạt 1,6 triệu lượt khách, doanh thu 1.556 tỉ đồng.

Quảng Ngãi và giấc mơ Sentosa mới của Việt Nam ảnh 2

Du lịch Quy Nhơn bứt phá nhờ sự xuất hiện của những quần thể nghỉ dưỡng cao cấp

Xét về tài nguyên du lịch, Quảng Ngãi sở hữu kho tàng cảnh quan thiên nhiên phong phú không kém bất cứ tỉnh, thành nào trong khu vực, tuy nhiên, hầu hết các điểm này lại đang khai thác du lịch theo cách manh mún và tự phát.

Tính đến năm 2018, Quảng Ngãi có khoảng 300 cơ sở lưu trú với hơn 4.000 buồng, đa số có quy mô nhỏ lẻ, xuống cấp và hầu như thiếu vắng các khách sạn 4 - 5 sao. Trong khi đó, số lượng cơ sở lưu trú của Bình Định tuy ít hơn, chỉ có 236 khách sạn nhưng lại có tổng số phòng vượt trội 5.554 phòng. Đặc biệt, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng tại Quy Nhơn đã cung cấp được các dịch vụ cao cấp hàng đầu cho đối tượng khách quốc tế đến từ các quốc gia giàu có trên thế giới.

Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, qua đợt lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh vừa rồi, chúng tôi mới nhận thấy Quảng Ngãi còn quá nghèo, bởi chỉ với số lượng khách mời chưa tới 1.000 người, nhưng lãnh đạo tỉnh đã phải hết sức chật vật trong việc tìm phòng, bố trí nơi ăn ở.

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả du lịch của Quảng Ngãi còn thấp so với khu vực, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Đánh thức tiềm năng

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Quảng Ngãi đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, tỉnh chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa xứ Quảng, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những điểm đến mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước.

Quảng Ngãi và giấc mơ Sentosa mới của Việt Nam ảnh 3

Quảng Ngãi có rất nhiều thắng cảnh đẹp để thu hút du khách

Đến nay, Tỉnh đã thu hút 26 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng. Những dự án trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ đáng chú ý có FLC Quảng Ngãi, là quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô cao cấp đầu tiên được triển khai đầu tư trên quỹ đất hơn 1.000 ha tại vùng biển An Sen của Khu đô thị Vạn Tường (Khu KT Dung Quất).

Dự án được quy hoạch đồng bộ bao gồm các khu resort, khách sạn, sân golf, khu đô thị biển và hệ tiện ích về vui chơi giải trí hiện đại... Dự án kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện diện mạo đô thị và hệ thống hạ tầng du lịch chất lượng cao đang thiếu hụt tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch và hàng ngàn kỹ sư, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Khu KT Dung Quất.

Để phát triển và khơi dậy những lợi thế còn tiềm ẩn, Quảng Ngãi cần có thêm nhiều hạ tầng cao cấp cùng sản phẩm du lịch mới, và với sự xuất hiện của những quần thể nghỉ dưỡng quy mô, đầy đủ tiện ích, giấc mơ về một “Sentosa mới của Việt Nam” không phải quá xa vời.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.