Thú vị "văn hóa ngõ và ngách" ở Hà Nội

Có người nói, Hà Nội như một ngôi làng lớn. Ngõ Hà Nội giống ngõ của những ngôi làng cổ xứ bắc. Đi vào ngõ như đi thám hiểm, tưởng kết thúc thì lại mở ra khoảng trống. Và thấy khoảng sáng nhưng đó lại là bức tường. Ngõ luôn bất ngờ với những con đường như thế. Nhờ đó, Hà Nội sở hữu một thứ “văn hoá ngõ và ngách”.
Thú vị "văn hóa ngõ và ngách" ở Hà Nội
Thành phố Hà Nội có một phần khá đông dân cư gắn cuộc đời theo các con ngõ, ngách nhỏ của Thủ đô. Các ngõ, xóm ở Hà Nội hiện nay dù có nhiều thay đổi nhưng còn phảng phất dấu xưa khó phai mờ.
Có người nói, Hà Nội như một ngôi làng lớn. Ngõ Hà Nội giống ngõ của những ngôi làng cổ xứ bắc. Đi vào ngõ như đi thám hiểm, tưởng kết thúc thì lại mở ra khoảng trống. Và thấy khoảng sáng nhưng đó lại là bức tường. Ngõ luôn bất ngờ với những con đường như thế. Nhờ đó, Hà Nội sở hữu một thứ “văn hoá ngõ và ngách”.
Hà Nội cũ có hơn nửa triệu con phố và một phần năm của nửa triệu đó là ngõ. Những cái ngõ làm nên diện mạo phố phường. Ngõ nổi tiếng gắn với đất Thăng Long xưa có lẽ là ngõ Tràng An nằm trên phố Huế (quận Hai Bà Trưng). Ngôi chùa cổ Tràng An ở sâu trong ngõ như một bài thơ đặt giữa chồng sách cũ…
Bên kia chợ Hôm rộn ràng tấp nập bán mua thì bên này bỗng bắt gặp không gian thanh tĩnh như lạc vào thế giới tịch liêu… Cái “ngõ vắng xôn xao” ấy thơ mộng và lãng đãng khiến lòng người chùng lại sau bao âu lo giữa bộn bề thường nhật. Có lẽ vậy mà người đi xa Hà Nội mang thêm nỗi nhớ về những ngõ nhỏ thân thương.
Ngày nay phố cũ nhiều cái tên cũ không còn. Có phố được đổi tên mới, nhưng vẫn còn những tên ngõ thân thuộc. Ngõ Hàng Cỏ hiện còn trước cửa ga Hà Nội, bây giờ ít người nhắc, càng ít người biết. Ngõ Hàng Cỏ chuyên bán cơm phở cho khách vãng lai hoặc công chức, nhân viên nhà ga, văn phòng gần đấy. Ngõ Hàng Lọng trên phố Nguyễn Du chỉ vài chục mét, còn phố Hàng Lọng bây giờ là phố Lê Duẩn.
Phố Khâm Thiên có lẽ nhiều ngõ nhất ở Hà Nội. Có ngõ chỉ rộng khoảng 60 – 70 cm, chỉ vừa cho một người đi. Trong những con ngõ ấy, người ta phải thắp sáng ngày đêm bằng đèn điện, những cửa nhà sát sạt nhau và những cái cổng trời đón ánh sáng ở tít trên cao.
Có những con ngõ chạy xuyên suốt chiều dài để mở cửa hậu sang đến con phố khác, vài con ngõ lại mở ra một sân trời giữa. Nhà nhỏ như cái hộp diêm xinh xinh, xếp chồng lên nhau, những cây hoa cây cảnh lủng liểng trên cao. Người ở những cái ngõ bé nhỏ ấy sớm đi, tối về chào hỏi nhau ấm áp nghĩa tình. Bây giờ ra đại lộ, đường cao tốc xe phóng vù vù trăm cây số một giờ chẳng mấy ai có cảm giác ấy.
Thú vị "văn hóa ngõ và ngách" ở Hà Nội - anh 1

Mỗi ngõ đều có nét đặc trưng riêng biệt.

Đô thị hóa chóng mặt dẫn đến các ngõ từ đường chính vào làng trở thành ngõ phố. Phố Bạch Mai có 25 ngõ trong đó có 22 ngõ có tên và ba ngõ là số. Phố Khâm Thiên có tới 32 ngõ và chỉ hai ngõ là số, còn lại là ngõ có tên. Riêng ngõ chợ Khâm Thiên (ngõ lớn nhất của phố Khâm Thiên) đã có 23 ngõ với chín ngõ có tên, còn lại là ngõ số… Nếu tính tổng số ngõ có tên xuất xứ từ ngõ làng thì ba quận nội thành: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình đã có khoảng 150 ngõ.

Tiếng chung là ngõ, nhưng ngõ cũng có từng loại. Nhiều con ngõ ô-tô có thể xộc thẳng cửa nhà. Nhưng cũng có ngõ nơi hai người gặp nhau ngược chiều thì phải né nghiêng người nếu không muốn cả hai kẹt cứng. Ngõ mới, ngõ cũ đan xen nhau ngoắt ngéo rồi mở ra các hướng. Ngõ tách nhánh thành ngách, ngách chia nhỏ nên hẻm. Ngõ tuỳ hứng thuận theo lẽ tự nhiên trong sự phát triển của đô thị.

Ngõ Tạm Thương khó giải nghĩa cái tên nhưng nghe gần gũi. Ở cái ngã ba trong ngõ vẫn còn cái giếng cạn và mấy cái chum. Ngách trong ngõ Tạm Thương bé tý, có vẻ u ám, lòa xòa tán si phía đình Yên Thái… Ngõ Phất Lộc nổi tiếng không phải vì đó là nơi từng sống của nhà văn hóa Nguyễn Hiến Lê mà bởi chính cái không gian cũ kỹ của nó.

Hàng quán ở đây hoạt động từ sáng tới tận đêm khuya. Ngõ này có hàng bún thang nổi tiếng với thâm niên hàng chục năm gắn bó với biết bao thế hệ người dân Hà Nội. Những con hẻm, ngõ nhỏ ở phố cổ – nơi có những hàng quán bất đắc dĩ là nơi kiếm miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.

Mỗi con ngõ Hà thành đều giấu một bất ngờ riêng. Ở đó cứ ngỡ bình dân, lam lũ nhưng không ít nhân vật lịch sử, danh nhân từng trú ngụ trong không gian ngõ ấy mà thành đạt nổi tiếng. Thời bao cấp, đầu ngõ nào cũng có vài quán nước chè bán thêm rượu trắng. Đó cũng là nơi “ăn cơm ngô nói chuyện thế giới” và “thông tấn xã vỉa hè” chính là các quán nước này. Linh hồn của những cái ngõ chính là cuộc sống trong ngõ.

Bây giờ ngõ khác xa ngày trước, nhà xây cao hơn, dân đông hơn nhưng những nếp sống trong ngõ không thay đổi nhiều. Tất cả tạo nên bức tranh muôn vẻ của đời sống phố phường, một phần cuộc sống trong ngõ đã làm nên văn hóa Hà Nội đa dạng và phong phú từ xưa tới nay.

>>> Xem thêm

Việt Nam ấn tượng qua con mắt một nhiếp ảnh gia Mỹ

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội

Những vị trí đẹp để xem bắn pháo hoa ở Hà Nội

Hợp tác cùng Thời Nay

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.