Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã

Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, tổng chiều dài 512km. Khởi nguồn từ Điện Biên, qua tỉnh Sơn La, chảy qua Bắc Lào rồi đổ vào tỉnh Thanh Hoá, ra Biển Đông qua cửa chính là cửa Hới (Sầm Sơn) và hai cửa phụ là cửa Lèn và cửa Lạch Trường. Sông Mã tạo nên đồng bằng Thanh Hoá lớn thứ ba Việt Nam.
Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã

Ngược dòng Mã giang

Sông Mã là món quà của thiên nhiên dành tặng cho vùng quê xứ Thanh, không chỉ góp phần tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba Việt Nam, dòng Mã giang còn là chứng nhân lịch sử ghi nhận những trầm tích, bi hùng của người dân xứ Thanh trong suốt dọc dài lịch sử dân tộc.

Nhắc đến con sông Mã, người ta hình dung ngay ra sự oai hùng, ào ạt của một dòng chảy, như câu thơ của Quang Dũng đã từng viết "sông Mã gầm lên khúc độc hành". Vậy nhưng, khi được ngồi trên du thuyền, trải nghiệm tuyến du lịch đường thủy đầu tiên tại Thanh Hóa, du khách sẽ lại có được một cảm nhận mới, lạ về dòng sông này.

Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã ảnh 1

Tàu du lịch Hoàng Long cập bến để du khách lên bờ tham quan, vãn cảnh

Xuất phát từ bến tàu Hàm Long (cách cầu Hàm Rồng 200 m về phía hạ lưu), du khách sẽ di chuyển lên tàu du lịch và bắt đầu hành trình ngược xuôi sông Mã. Tổng hành trình của tuyến du lịch đường thủy này là 40km, với thời gian di chuyển khoảng 4km tùy theo con nước. Khi tất cả du khách đã ổn định chỗ ngồi, tàu rời bến bắt đầu hành trình đưa du khách ngược dòng sông Mã. 

Giữa dòng Mã giang, nghe những huyền tích về núi Hàm Rồng cùng cây cầu cùng tên bắc qua sông, du khách sẽ cảm nhận phần nào được sự kiên cường, bất khuất của người dân nơi đây. Không chỉ mang vị trí chiến lược trong quân sự, dãy núi Hàm Rồng còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp hùng vĩ, được bao bọc bởi những đồi thông xanh ngút ngàn và thung lũng thơ mộng, tạo nên một không gian mát mẻ, thoáng đãng. Núi Hàm Rồng cùng với các thắng cảnh, công trình văn hóa và di tích lịch sử xung quanh như động Tiên Sơn, động Long Quang, cầu Hàm Rồng, núi Cánh Tiên, núi Ngọc… đã tạo nên một khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng thu hút nhiều du khách. Ngồi trên tàu du lịch, hướng tầm mắt nhìn dọc dài chiều sông, nhìn bóng Hàm Rồng sững sừng, cả một vùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thu gọn trong tầm mắt. Những cơn gió sông mát rượu, thổi vi vút, liên hồi. Xa xa, thấp thoáng những chú chim bói cá, miệt mài sải cánh bay...

Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã ảnh 2
Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã ảnh 3

Trên hành trình của chuyến đi, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc thuyền nan giăng câu như thế này

Trên hành trình này, du khách có thể khám phá một vùng non nước hữu tình: làng dũng sĩ Yên Vực (Hoằng Long), Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng, đền thờ danh tướng Dương Đình Nghệ ở làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, nơi từng là thủ phủ của tỉnh Thanh Hóa, trước khi dời về Thọ Hạc, dần định hình đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa ngày nay.

Tiếp tục xuôi dòng, khách du lịch có thể ghé thăm làng khoa bảng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa). Nguyệt Viên có tới 18 người đỗ đầu trong các kỳ thi xuyên suốt các triều đại phong kiến Việt Nam… Trên hành trình này, du khách cũng sẽ có dịp đến với đền Cô Bơ, một ngôi đền cổ kính, linh thiêng án ngữ ngay ngã ba sông (sông Mã và sông Lèn).

Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã ảnh 4

Trên tàu du lịch được trang bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết để phục vụ du khách

Tình người xứ Thanh

Quả thật, có ngồi trên tàu mới thấy dòng sông Mã mênh mông nhường nào. Hai bên dòng sông là những màu xanh ngút ngàn của điệp trùng đồi núi hay những lương ngô tít tắp…Thi thoảng trên hành trình khám phá Mã giang này, du khách lại bắt gặp hình ảnh những chiếc thuyền nan nhỏ, bồng bềnh giữa bao la sông nước. Đó là những chiếc thuyền câu cá của người dân dọc hai bên bờ sông. Sông Mã từ lâu đã nổi tiếng với những loài cá quý như cá chiên, cá lăng…

Mênh mông giữa dòng Mã giang, bất chợt một câu hò sông Mã vang lên, thu hút, lôi cuốn du khách. Cảnh vật và những lời ca hòa quện vào nhau, tạo nên những phút giây thư thái cực kỳ thú vị đối với khách phương xa, lần đầu tiên đến với vùng đất xứ Thanh.

Ngay khi đến khu vực ngã ba sông (trước cửa đền Cô Bơ), tàu sẽ neo đậu lại và du khách sẽ có khoảng thời gian 30 phút để lên bờ, chiêm bái. Tương truyền, cô Bơ vốn là con gái vua Thủy tề, được vua cha phái truyền lên giúp đỡ nhân dân và nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Cô Bơ hóa thân thành cô gái thuyền chài khỏe khoắn, dẻo dai chuyên chở quân lương, thảo dược và binh lính qua sông. Cuộc kháng chiến chống Minh thành công, vì lưu luyến trần gian nhiều sắc màu, lại thương cho cuộc sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đến hạn trở về chốn thủy cung mà cô vẫn âm thầm giúp đỡ, phù trợ để mỗi tàu bè qua đây được sóng yên biển lặng, bình yên trở về sau. Nhớ ơn cô nhân dân đã lập đền thờ ngay bên bờ sông, hương khói phụng thờ. Đặc biệt, với những người làm nghề sông nước, đi qua ngã ba sông, sao có thể không neo đậu bến thuyền lên dâng hương để Cô Bơ phù trợ cho may mắn, bình an.

Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã ảnh 5
Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã ảnh 6

Đền Cô Bơ - Một trong những điểm dừng chân được du khách yêu thích trên hành trình nàyNhập mô tả ảnh

Sau khi có những phút giây tĩnh tâm nhất để chiêm bái, vái vọng nơi cửa Cô, du khách sẽ quay lại tàu và bắt đầu xuôi dòng để trở về với điểm xuất phát. Nếu như quãng thời gian ngược dòng, bắt đầu hành trình, du khách sẽ được hướng dẫn viên trên tàu giới thiệu về các điểm tham quan, các di tích nơi đoàn sẽ qua thì khi xuôi thuyền (quãng 11h30 trưa) du khách sẽ được phục vụ bữa trưa ngay trên tàu.

Thực đơn cho du khách lựa chọn trên tuyến du lịch này khá phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Ngoài những món ăn mang đặc trưng của người dân xứ Thanh ra, du khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn được chế biến từ những sản vật của sông Mã như cá lăng, cá chiên, tôm…Có một điểm làm nên sự thu hút và cũng là nét độc đáo riêng cho ẩm thực nơi đây, đó là các món ăn được chế biến (nấu) theo phong cách rất chân quê, mộc mạc. Mộc mạc ngay từ các nguyên liệu (rau má, cà bung, cá pháo, cải xanh, rau muống, tôm sông, cá sông, gà quê…) đến kỹ thuật nấu và sự trình bày món ăn. Các món ăn được chế biến rất đậm đà, vừa vị, trình bày đơn sơ, mang lại cho du khách cảm giác như đang được thưởng thức chính bữa cơm gia đình, chứ không phải những bữa ăn nhà hàng sang trọng.

Không biết có phải do cảm giác được thưởng thức một bữa trưa ngon miệng sau hành trình tham quan các di tích, thắng cảnh hay do lúc về, xuôi dòng (lúc đi ngược dòng) mà du khách sẽ có cảm giác nhanh hơn. Một bữa trưa ngon miệng, cùng những tiết mục văn nghệ hòa quện sẽ đưa du khách quay trở lại với bến tàu Hàm Long, kết thúc hành trình khám phá dòng Mã giang độc đáo. Tuyến du lịch sông Mã quả thực là một trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch khi đến với Thanh Hóa.

Điểm cộng cho tuyến du lịch này là các điểm tham quan (trên bờ) đều rất gần sông, vậy nên du khách không mất nhiều thời gian để di chuyển. Hơn thế nữa, các điểm tham quan này đều rất ý nghĩa, có cảnh quan đẹp, có những giá trị văn hóa riêng. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên trên tàu rất nhiệt tình, chu đáo.
Theo Tổ Quốc
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.