Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã

(Ngày Nay) -Đường biên giới duy nhất được UNESCO công nhận là di sản thế giới là đường biên giới La Mã cổ xưa. 
Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã

Đường biên giới La Mã là sự kết hợp của các đường biên giới tự nhiên (sông Ranh và sông Đa Nuýp) với các tường đá và công sự do Đế chế La Mã xây dựng. Năm 1987 UNESCO đã công nhận đường biên giới La Mã, bao gồm 193 cụm di tích còn sót lại của đường biên giới nằm tại CHLB Đức và Vương quốc Anh là  Di sản Văn hóa Thế giới.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 1 

“Vạn Lý Trường Thành” của đế chế La Mã  được xây dựng cách đây 2.000 năm với chiều dài lên đến 5.000km, chạy từ bờ biển Đại Tây Dương ở phía Bắc nước Anh qua châu Âu, tới tận Biển Đen. Đường biên giới La Mã được xây dựng bằng đá cao khoảng 4,5m và rộng 3m. Theo các nhà khảo cổ, lúc đầu đường biên giới La Mã được xây từng đoạn cách quãng, mỗi quãng dài khoảng 1.500m, tạo thành các thành lũy. Giữa hai thành lũy, người ta xây dựng các lầu tháp canh cách đều nhau làm nơi đóng quân của lính canh phòng. Sự đồ sộ của công trình này phản ánh sự hưng thịnh của La Mã trong hơn 1.000 năm.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 2 

Đến nay các nhà khảo cổ học và các nhà sử học vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân ra đời của đường biên giới La Mã này. Nhưng có một thuyết giải thích về sự ra đời của đường biên giới La Mã hết sức giản đơn và có tính thuyết phục, đó là: xưa kia đường biên giới này đã được xây dựng để ngăn cách người La Mã với người ngoại bang. Để hoàn thành đường biên giới này, các nhà xây dựng phải bắc cầu qua sông, và vượt qua vùng đất hoang dã. Nhờ có sự giúp sức của rất nhiều các công trình sư, kiến trúc sư, thợ đá có tay nghề cao và lực lượng quân đội lớn mạnh, công trình biên giới đồ sộ này đã được hoàn thành. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, công trình đã phải mấy lần thay đổi thiết kế như việc thay đổi chiều rộng của bức tường, hay một số đoạn biên giới theo thiết kế ban đầu chỉ cần đắp bùn, đất, nhưng sau đó quyết định xây bằng đá. Ngoài thành lũy, đồn trại, đường biên giới còn có các công trình xây dựng khác như đường đi, căn cứ cấp dưỡng, hậu cần, công sự...

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 3 

Sau khi đế chế La Mã suy tàn, các bức tường biên giới nhanh chóng bị hư hại bởi tự nhiên, bắt đầu từ các đoạn tường thành được làm bằng hàng rào gỗ. Sau đó, thời trung cổ, đá ở các tường thành bị lấy để xây dựng lâu đài, nhà ở, nông trại và cùng với đó là hoạt động khai thác than trong khu vực, các khu dân cư mở rộng khiến nó bị hư hại nghiêm trọng. Những gì còn sót lại của công trình vĩ đại này là các bức tường biên giới, mương nước, pháo đài, tháp canh và một số khu dân cư.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 4 

Hiện nay, phần đường biên giới còn lại ở Đức có chiều dài 550km, chạy từ phía Tây Bắc Đức đến tận sông ĐaNuýp ở phía Đông Nam Đức. Phần đường biên giới ở Anh dài 118km bao gồm tường thành Antonine ở Xcốt-len được xây dựng dưới thời hoàng đế Antonious Pius năm 142 trước CN tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh (Britannia) và tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 trước CN dưới thời hoàng đế Hadrian. Đây là một ví dụ nổi bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La Mã thời cổ đại.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 5 
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.