Ngày Nay số 227

NGHỀ BÁO - NHÀBÁO 4 NGAYNAY.VN SỐĐẶCBIỆT V ới lực lượng báo chí lớn mạnh (850 cơ quan báo chí các loại hình, trên 41.000 người làm báo), báo chí đang làlựclượngxungkíchtrênmặt trậnbảovệnền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh với những quan điểm sai trái trên Internet, mạng xã hội. Nhân dịp 95 nămngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020), Ngày Nay xin giới thiệu 5 cây đại thụ trong làng báo chí cáchmạngViệt Nam. Nguyễn Ái Quốc - Người đặt nền móng Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết khoảng hơn 2.000 bài báo với nhiều tên gọi, bí danh, bút danh. Trong đó, cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu tiên với bản Yêu sách của nhân dân An Nam, tháng 6/1919. Từ đó về sau tên gọi này xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trên báo chí và các diễn đàn hoạt động đòi tự do, độc lập cho các nước thuộc địa, đặc biệt trong giai đoạn 1919-1926. Bút danh này xuất hiện lần cuối cùng trong lời kêu gọi “Kính cáo đồng bào”, ngày 6/6/1941. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 86 bài viết đăng trên nhiều báo quốc tế khác nhau ký tên Nguyễn Ái Quốc, trong đó có: 22 bài đăng trên báo L’Humanité, 20 bài đăng trên báo Le Paria, 17 bài đăng trên báo La Vie Ouvrière, 12 bài đăng trên Tập san Inprekorr, 3 bài đăng trên La Revue Communiste, 2 bài đăng trên báo Le Libertaire, 2 bài đăng trên báo Mátxcơva Guđok, 1 bài đăng trên báo Le Populaire, 1 bài đăng trên Le Journal du Peuple, 01 bài đăng trên báo L’Ame Annamite, 1bài đăng trênbáo Pravđa, 1 bài đăng trên báo Công nhân Bacu, 01 bài đăng trên Tạp chí Đỏ, 01 bài đăng trên Tạp chí Rabôtnhítxa, 1 bài đăng trên Tạp chí Quốc tế Nông dân. Ba tờ báo quốc tế Nguyễn Ái Quốc gửi bài nhiều nhất là: L’Humanité, Le Paria và LaVie Ouvrière. Tại Quảng Châu, Trung Quốc năm 1925, để có một tờ báo cho tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra Báo Thanh Niên. Số đầu tiên của Báo Thanh Niên ra ngày 21/6/1925. Đây cũng là mốc kỷ niệm sự ra đời của nền báo chí cáchmạngViệt Nam. Lưu Quý Kỳ - Làm báo để làm cách mạng Sinh năm 1919 tại Quảng Nam, LưuQuýKỳbắt đầucuộc đời hoạt động cáchmạng của mình với tư cách người phụ trách công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức Đảng ởHội An. Ông lần lượt làm Chủ bút báoThống nhất, Vụ trưởngVụ Tuyên truyền miền Nam, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền quốc tế, Vụ trưởngVụ Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn trung ương, PhóChủnhiệmỦyban liên lạc văn hóa với nước ngoài, Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo quốc tế OIJ. Ngày đầu tháng Tám năm 1982, Lưu Quý Kỳ đã đột ngột qua đời tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan trongchuyếnđi công tácnước ngoài với tư cách đặc phái viên của Thủ tướng PhạmVăn Đồng. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, hoạt động báo chí, Lưu Quý Kỳ đã viết đến gần 3.000 bài báo, xuất bản gần 30 cuốn sách các loại. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng nước ngoài. Bút ký của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất sự kiện của báo chí với chất thơ bay bổng lãng mạn, giữa sự thăng hoa từ một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, một niềm say mê lý tưởng cách mạng, với một tấm lòng nhân hậu thiết tha, một tâm hồn xứ Quảng trong sáng đậm chất nghệ sĩ. Tuỳ bút “Đây là tiếng nói Việt Nam” của nhà báo Lưu Quý Kỳ đọc trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam tháng 12/1972 làmốc son rực rỡ của thể loại báo phát thanh nói riêng và báo chí cách mạngViệt Namnói chung. Hoàng Tùng - Cây bút chính luận của công cuộc tái thiết đất nước Hoàng Tùng dấn thân vào sự nghiệp cách mạng với việc viết truyền đơn. Khi bị bắt vào nhà tù Sơn La, ông được ở gần nhiều Những tượng đài của báo chí Không chỉ là nhà báo họ còn là nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà cách mạng. G. H. Nhàbáo LưuQuýKỳ và vợ. Giáo sưTrầnVănGiàu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==