Ngày Nay số 247

QUỐC TẾ 23 NGAYNAY.VN Số247 - ThứNăm, ngày 5.11.2020 Tổng Biên tập: NguyễnXuânThắng PhóTổng Biên tập: TrầnVănMạnh, NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel:(84-4)22487777-22497777*Email: son@unet.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tạiTP.HCM: Lầu2-3,58NguyễnBỉnhKhiêm,phườngĐaKao,Quận1. PháthànhthứNămhàngtuần Intại:Nhà inTiếnBộ GPXB:Số335/GP-BTTTTcấpngày23/7/2015 G iới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang ưu tiên tránh xung đột và đối đầu quân sự với Washington, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ ngày bầu cử 3/11 cho tới ngày tân Tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậmchức 20/1/2021. Một kỳ bầu cử gay gắt - trong đó cả Tổng thống Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden ở vị trí sát nhau - có thể gây nên một cuộc khủng hoảng phức tạp, gây ra tình trạng hỗn loạn và bạo lực, đẩy thế giới vào chỗ bất ổn, ngoài ra còn có thể gây ra nhiều tình huống bất lợi cho Trung Quốc, theo giới phân tích an ninh và chính trị nước này. “Cả hai ứng viên đều nhằm vào Trung Quốc trong lúc thực hiện chiến dịch tranh cử, và như dự kiến họ sẽ tiếp tục luận điệu đó, đặc biệt là ngay sau kỳ bầu cử” - tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời một cố vấn chính phủ Trung Quốc giấu tên, nói. “Nếu có một cuộc khủng hoảng ngay sau bầu cử, nó sẽ là giai đoạn đầy rủi ro đối với mối quan hệ song phương, có thể dẫn tới viễn cảnh tồi tệ nhất hướng tới xung đột, đặc biệt là nếu ông Trump đắc cử” - vị cố vấn nói thêm. Mặc dù phía chính quyền BắcKinhđã tránhbình luậnvề bầu cử Mỹ - không bình luận về các ứng viên - trong phần Trung Quốc đang tỏ ra thận trọng về một giai đoạn hỗn loạn sau khi kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra, bởi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã đi vào một trong những thời điểm “khó lường” nhất trong nhiều thập kỷ. Chính phủ Mỹ và Trung Quốc thường xuyên cố gắng đổ lỗi cho nhau vì những thất bại của họ trong việc thúc đẩy kinh tế, côngnghệ và chính trị ở trong nước, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã cướp đi rất nhiều sinh mạng và tác độngmạnh lên nền kinh tế cả hai nước. Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Anh Ma Zhengang còn tin rằng Trung Quốc đã chuẩn bị tinh thần cho mọi viễn cảnh có thể xảy ra sau ngày bầu cử Mỹ, sự kiện mà ông cho rằng có tính chất quan trọng và tác động tới quan hệ song phương nhiều hơn so với các kỳ bầu cử trước đây. “Trung Quốc sẽ không bao giờ lao vàomột cuộc chiếnmàkhông có chuẩn bị hoặc nếu không chắc sẽ giành phần thắng”, ông nói. Nhưng việc ôngTrump tái đắc cử chưa hẳn đã là điều tồi tệ theo quan điểm của Trung Quốc, bởi vai trò của ông trong việc làm xói mòn các khối đồng minh của Mỹ và làmsuy yếu khả năng dẫn dắt quốc tế củaWashington, theo giới phân tích. n lớn chiến dịch tranh cử năm 2020, nhưng vấn đề Trung Quốc lại được thúc đẩy và trở thành tâmđiểm trong cuộc tranh luận lần thứ hai giữa hai ứng viên, trong đó cả hai đều đưa ra quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Mặc dù giới chuyên gia tin rằng cá nhân ông Biden không hề có thái độ thù địch với Trung Quốc, nhưng các phát biểu gần đây của ông cho thấy sự thay đổi quan điểm của đảng Dân chủ, cho rằng Bắc Kinh gây ra mối đe dọa lâu dài đối với nướcMỹ. Nếu có bài học nào được rút ra từ cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên, thì đó chính là Trung Quốc ngày càng bị xem như một vấn đề nội địa đối với người Mỹ, theo Deng Yuwen, cựu biên tập viên tờ Study Times . “Không ứng viên nào lại không đưa ra quan điểm của họ về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc”, ôngDeng cho hay. Vị chuyên gia cho rằng 2 - 3 tháng tới sẽ là khoảng thời gian nguy hiểm nhất trong lịch sử mối quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt là nếu ông Biden giành được chiến thắng sít sao. “Ông Trump rõ ràng muốn đổ lỗi cho Trung Quốc nếu ông thua kỳ bầu cử, bởi đối với ông Trump, việc tái đắc cử gần như chắc chắn nếu như không có đại dịch COVID-19”; ông nói. “Nếu nghĩ rằng có thể hưởng lợi từ tình trạng hỗn loạn, ông Trump có thể muốn khuấy động tình hình để kéo Trung Quốc vàomột cuộc xung đột”. Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về khu vực châu Á và là Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS), lại không đồng tình với ý kiến trên. “Sẽ là sai lầm nếu hiểu chính sách của Mỹ với Trung Quốc hiện nay xuất phát từ nhu cầu chính trị nội địa của ông Trump. Suy nghĩ như vậy không khác gì giúp Trung Quốc chối bỏmọi tráchnhiệm cho hành động của họ” - bà Glaser nói. Trong bối cảnh mà việc tái khởi động quan hệ giữa hai siêu cường còn đang rất xa tính từ sau ngày bầu cử, dù là ai giành chiến thắng, các học giả tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng cho viễn cảnh tồi tệ nhất là xung đột leo thang với Mỹ. LINH CHI Trung Quốc chuẩn bị cho giai đoạn “bất ổn” hậu bầu cửMỹ Dùai thắng cử trong cuộc bầu cửTổng thốngMỹ thìTrungQuốc vẫn chưa thể“bình thườnghóa”quanhệ vớiMỹ. Ảnh: DNA. Sẽ là sai lầm nếu hiểu chính sách của Mỹ với Trung Quốc hiện nay xuất phát từ nhu cầu chính trị nội địa của ông Trump. Suy nghĩ như vậy không khác gì giúp Trung Quốc chối bỏ mọi trách nhiệm cho hành động của họ”. Bà Glaser

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==