Ngày Nay số 249-250

TẠPVĂN 29 NGAYNAY.VN Số249 - 250 ThứNăm, ngày 19.11.2020 TÂMTÌNH FACEBOOK N ăm 68, đi theo cơ quan ông cụ sơ tán lần hai. Xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, Phú Thọ - một vùng trung du điển hình. Rừng cọ, trám, mỡ, rặng long não già, lấy dao lướt nhẹ vào thân, lộ ra một lớp vỏ hồng màu máu, mùi thơm vương lên tay chân, quần áo cả ngày. Con suối trong vắt uốn lượn dưới những chân đồi nhấp nhô, vô tận, xanh mờ... Ngay sáng đầu tiên nơi sơ tánmới, tôi và thằng Cường, em tôi bắt đầu cuộc phiêu lưu khámphá. Con đường đất nhỏ uốn lượnmen theo đồi mỡ, những bụi lau sà xuốngmặt đường, khuất sau là simmua bạc tím... Qua cây cổ thụ cao vút đơn độc cuối đường là con dốc nhỏ. Một cái cầu xi măng cũ kĩ, rêu bámmốc meo, không có lan can, vắt ngang con suối. Xa xa thấp thoáng con đường đất nhỏ, xuyên giữa đồng lúa xanh rì dẫn vào xóm trung du nhấp nhô nhữngmái nhà lợp lá cọ. Vạt mía lao xao chạy theo con suối... Những người địa phương đầu tiên tôi và thằng Cường gặp làmấy thằng bé trạc tuổi, chân đất đang đùa nhau dưới gốc cổ thụ. Một thằng bé cởi trần, tay cầmcon chimchèo bẻo đen nhánh bị buộc dây chân. Trẻ làmquen với nhau rất nhanh. Cuộc trao đổi diễn ra đúng như phương thức thời nguyên thủy, hàng đổi hàng. Tôi thích con chèo bẻo. Thằng bé thỉnh thoảng liếc ánhmắt lạ lẫm nhìn chiếc huy hiệu tôi đeo trên ngực. Trao đổi xong, âu yếmbế chú chèo bẻo. Bọn nhóc giành nhau cầmcái huy hiệu. Thằng Cường lon ton theo sau... Buộc con chèo bẻo vào thân cây chò chỉ, bắt đầu nghĩ ra trò nghịch. Buổi trưa ăn cơm vội vàng, lén bớt mấy hạt cho chú chèo bẻo. Loay hoay buộc cái sào dài vào chiếc lồng bằng tre, thả con chèo bẻo vào lồng, hai anh emngồi trong nhà rình. Thế giới tự nhiên, chịu quan sát sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị vô cùng. Chỉ chèo bẻo mới hiểu tiếng kêu của chèo bẻo. Đâu khoảng vài chục phút, một chú chèo bẻo khác bỗng sà xuống. Chú chèo bẻo tự do chí chách vờn nhau với chèo bẻo mồi. Thỉnh thoảng, chỉ một tiếng động nhỏ bất thường, nó cảnh giác vỗ cánh bay lên cành chò ngó nghiêng. Vài lần, có lẽ đã khẳng định không có mối hiểm nguy nào rình rập, nó bất ngờ chui vào tọt vào chiếc lồng gà chí choé cãi nhau với chèo bẻo mồi, rồi lại vụt bay... Đúng lúc nó yên tâmnhất, tôi rình rình thả cây sào. Cái lồng sập xuống. Hai chú chèo bẻo đập cánh bay loạn xạ trong lồng. Tôi lao nhưmũi tên từ trong phòng ra thò tay vào lồng bắt chèo bẻo tự do. Vội quá lại sơ ý, ngã oạch, bàn chân bị lật, đau nhói. Được chú chèo bẻo, chân bị bong gân, lúc sau đã sưng vù... Không sao. Bẫy được chú chèo bẻo đầu tiên trong đời, ngay ngày đầu ở nơi sơ tán mới, có thể coi làmột sự kiện vĩ đại với một thằng bémười tuổi... Vĩ đại đếnmức hơn nửa thế kỷ sau, khi kể lại câu chuyện này, vẫn còn nghe tiếng chèo bẻo kêu chen chét, tiếng đập cánh phành phạch, đôi mắt hoảng hốt. Vẫn nhớ nhữngmóng chân chèo bẻo đen sắc nhọn cào xước hết cả tay. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, vẫn cảm thấy nhói đau cái bàn chân bong gân xưng vù tập tễnh cả tuần. NhớMẹ, đêmnào cũng lấy rượu thuốc bóp chỗ đau... Rồi cũng đếnmột ngày, sángmai thức dậy, đôi chèo bẻo không còn nữa. Chúng bay đi... Như tuổi thơ, rồi cũng trôi qua. Dẫu khôngmuốn là người lớn, cũng chả ai mãi mãi bé con - để được nũng nịu, cưng chiều... n C huyển trọ về làngVõngThị, đi vài phút đã ra đến hồTây.Yên ả náo động thanh bình ồn ã đan xen luân phiên nhau. Thành phố lớn nên chuyện ấy cũng thường. Chỉ là chứng kiến nhiều sự khiến lòng buồn phiền. Nhưng cái gây buồn phiền nhất là một sự việc lặp lại hầu như hàng ngày, ngay trước cổng chùaTĩnh Lâu. Ven hồ, ai cũng biết người ta câu cá thả lưới bắt cá rất nhiều. Có những lần thấy cảmột mẻ cá chép vàng, chắc ôngTáo gửi lại từ những mùa trước. Ngoài ra còn đủ loại cá rô phi, trắm, mè, chép đen... Xuất hiệnmột lực lượng nhân ái đối lập là 2-3 chị phụ nữ. Bằng cách nàomình không biết, họ có được số cá đó, và đem phóng sinh ở bậc lên xuống chỗ cửa chùa Tĩnh Lâu trông ra. Họ thả tất. Và đứng ngómột lúc. Rồi họ đi. Tôi ngày hai cữ ra hồ nên thấy cả. Cámắc câu thì sao sống nổi. Cả bọn cứ ngáp ngáp rồi ngửa hết cả bụng lên, gắng gỏi thì bơi được chừng vài mét rồi sóng lại đánh tấp vào bờ. Chết cả. Cá chết không ai vớt. Phân hủy. Chuyện gì diễn ra sau đó không nói thì ai cũng biết. Những nhiêu khê phức tạp của xã hội ngày nay khiến đôi khi tôi lúng túng trong việc phân định việc nào đúng việc nào sai. Nếu làmchỉ vì lòngmình thấy ổn, còn sau đó như nàomình không cần biết thì có thực là ổn hay không? Tôi không biết. Như đã không biết phải ứng xử như nào khi thấy những sự việc kể trên. Dường như tôi cũng bị sự vận hành điên dại của cuộc sống hiện đại này làm cho biến dạng đi rồi. Nhưng thật may, HồTây vẫn còn cho tôi những hoàng hôn cùng những bình minh thật tráng lệ. Sự bù đắp của thiên nhiên luôn khiến tôi xấu hổ và cảmđộng và thấymình chả xứng đáng. QUY PHẠM Chuyện quanh Hồ Tây BÙI HUY HỘI Chim lồng cá chậu Tôi xuất thân là đứa trẻ nhà quê. Tuổi thơ trong trẻo từ khi biết nhớ, đắm mình giữa thiên nhiên, núi rừng hùng vĩ, xanh ngắt. Chimchèobẻo và thời sơ tán lànhữngký ức khóphaimờ. Ảnh:Tư liệu ChiềuHồTây. Ảnh:Tư liệu

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==