Ngày Nay số 281

N gày đầu tiên trong chuyến đi solo road trip “99 ngày xuyên Việt cùng Mai” đến với Sơn La tôi thấy mình khá lạc lõng. Bởi điểm dừng chân đầu tiên của tôi là một bản người Mông ở Tà Số, Mộc Châu, Sơn La. Tôi không hiểu đám trẻ trong bản nói gì khi chúng đang chơi đùa cùng tôi và lại phải quay sang“cầu cứu” ai đó dịch lại. Tôi nằm co ro trong căn nhà gỗ homestay trên đồi giữa trời rét, sương muối giăng kín mà thấy sự cô đơn vây kín quanh mình trong cơn ốm. Tôi lóng ngóng cắm cái thẻ nhớ vào máy cũng còn bị ngược dù đã tập luyện rất nhiều trước ngày lên đường. Tôi rất nhận thấy rất nhiều thứ bất cập, non nớt ở bản thân mình khi đang tự loay hoay làm quen, thích nghi với môi trườngmới lạ đã và đang đến trong hành trình mộtmình củamình rong ruổi khắp đất nước Việt Nam thân quen mà quá lạ lẫm. Và rồi dần dần những ngày của nỗi cô đơn như thế vơi đi khi tôi mở rộng tấm lòng của mình. Tôi đã bắt đầu học được cách quan tâm, yêu thương bản thân mình. Điều ấy nghe có vẻ nực cười, có vẻ sáo rỗng và có phần ngô nghê. Nhưng thực sự khi mình chỉ có một mình đi đến một nơi nào xa lạ, bạn mới có thể hiểu bản thân mình, cảm nhận từng suy nghĩ của mình để tìm cách vượt qua rất nhiều điều xảy ra ngoài dự định. Và từ đó tôi học cách biết ơn chính bản thân mình đã mở lòng với tất cả những hiểu biết vốn có và cả những kiến thức thiếu hụt về chính đồng bào trong đất nước mình. Trên mỗi vùng đất tôi đi qua trong suốt 99 ngày của mình, tôi đã gặp rất nhiều con người mang lại dấu ấn lớn trong tâm trí tôi. Cái mà tôi đã nghĩ phải gọi tên nó đó là “văn hoá tình người” giữa những đồng bào nơi tôi đến với người khách phương xa như tôi. Người Thái đen dạy tôi về cách nắm một nắm cơm trong tay rồi đặt nắm cơm vào tay người khách với mong muốn thể hiện về tình yêu thương mà họ dành cho người khách quý. Với người Thái đen, cơm gạo thể hiện cho sự ấm no, đầy đủ nên khi một nắm cơm được được trao cho nhau là cả một tình cảm, một sự chúc phúc cho người khách đặc biệt. Những nét văn hoá mang đậm màu sắc dân tộc Thái nhưng nó cũng chính là sự thể hiện văn hoá tình người thấm đẫm trong từng lời nói, món ăn họ trao gửi. Nắm cơm nhỏ nằm trong tay tôi vẫn còn ấmnóng như chính những tình cảm chân thật, gần gũi ấymàbà conmỗi nơi tôi qua dành tặng tôi. Bà cụ nghệ nhân người Khángnhắn tinnhắn bằng tiếng Kinh vẫn còn chưa chuẩn mà nước mắt tôi nhoè đi khi đọc : “ ..Ước gì bà hoá thành mây trên trời cao theo dấu chân con phù hộ cho con gặp nhiềumaymắn..”. Từ những con người như thế tôi đã học được bài học về sự biết ơn những người vừa đó còn xa lạmà nay đã trở thành quá đỗi thân quen để trở thành một phần kí ức đẹp trong chuyến đi “một mình nhưng không cô đơn của tôi. Tôi cũng học được cách biết ơn cả những khó khăn đã dạy tôi bài học tìm ra mọi cách xử lý bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra bất ngờ. Những ngày hành trình tôi đông cứng giữa những vui buồn lẫn lộn vì có quá nhiều tư liệu mà tôi thực hiện được nhưng cũng là cảm giác đau đáu một điều gì đó sâu thẳm trong trái tim mình. Tôi nhận ra đó là quê hương! Đi khắp mọi miền đất nước tôi mới nhận ra sự thân quen, gắn bó nơi quê hương nó đặc biệt vô cùng. Khi tôi dành những ngày cuối cùng ở hành trình để về quê, rong ruổi khắpmọi BÔNG MAI ngày hạnh phúc ngày biết ơn Bữa cơmtối với giađìnhbàNghệnhân Lò thị Pháu - dân tộc KhángởXã ChiềngƠn, huyệnQuỳnhNhai, Sơn La được ăn cácmóndân tộc củangười Kháng. NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số281 - ThứNăm, ngày 9/6/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==