Ngày Nay số 283

NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số283 - ThứNăm, ngày 23/6/2022 Đã 30 năm kể từ Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển 1992 -nơi mà ý tưởng về một ngày đại dương thế giới được đề xuất, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đại dương đối với sự sống trên hành tinh chúng ta. Năm 2022 cũng là một phần của Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển bền vững (2021 – 2030) được khởi xướng bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Ngày Đại dương thế giới (8-6) năm nay, Liên hợp quốc nhấnmạnh chủ đề “Hồi sinh: Cùng hành động vì đại dương”. Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đỗ Việt Cường – Tư vấn quốc tế về Phát triển bền vững, Viện Sau Đại học Geneva, Thuỵ Sĩ về câu chuyện nhức nhối: Rác thải nhựa ở đại dương. PV: Hồi sinh là để khơi dậy một thứ gì đó với sức sống và cuộc sống mới. Nhưng tại sao các đại dương lại cần một hành động tập thể cho sự hồi sinh? TS Đỗ Việt Cường: Đó là bởi vì mối liên kết giữa đại dương và con người chúng ta thực ra không bền vững. Đại dương là môi trường sống của 94% sinh vật trên trái đất, nhưng đại dương đang đối mặt với ba khủng hoảng nghiêm trọng gây ra bởi biến đổi khí hậu, sự suy giảm đa dạng sinh học, và ô nhiễm môi trường biển do con người tạo ra. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá huỷ, ô nhiễm rác thải nhựa đã chạm đến nơi sâu nhất trong lòng đại dương, và con người đang lấy đi từ đại dương nhiều hơn những gì nó có thể được bổ sung, tái tạo. Đến đây, tôi băn khoăn tự hỏi, vậy một cách chính xác thì ai cần được hồi sinh? Là đại dương hay là chính chúng ta? Nếu chúng ta mong muốn làm cho đại dương được hồi sinh thì chúng ta cần phải bắt đầu làm “hồi sinh” từ chính nhận thức và suy nghĩ của mình, làm hồi sinh mối quan hệ của chúng ta với đại dương – tạo ra một sự cân bằng mới trong mối liên kết giữa con người và môi trường biển, lắng nghe và sống hài hòa với thiên nhiên, thiết lập các mối quan hệ đối tác toàn diện và đa dạng xuyên suốt các khu vực địa lý, dọc các cộng đồng địa phương và gắn kết mọi loại hình sản xuất, kinh doanh nhằm triển khai những giải pháp sáng tạo về phát triển bền vững đại dương. Với một trách nhiệm tập thể, sự hồi sinh của đại dương chỉ có thể đạt được thông qua các hoạt động cùng phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức cũngnhưhành động của mọi người. Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, hàng loạt các sự kiện nâng cao nhận thức và gắn kết cộng đồng đang diễn ra, chẳng hạn như Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022, hay Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc tổ chức từ 27/6 đến 1/7/2022 tại Lisbon, Bồ Đào Nha với sự tham gia của các đại biểu đến từ các Quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân đang tìm cách thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, dựa trên khoa học để quản lý bền vững đại dương và nền kinh tế xanh. PV: Sức khỏe của đại dương đang gặp nguy hiểm. Đâu có thể được xem là những hướng giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những thiệt hại mà nhân loại đang tiếp tục gây ra đối với sinh vật biển và sinh kế? Các đại dương trên khắp thế giới đang bị tràn ngập bởi rác thải nhựa và dự đoán đến năm 2050 khối lượng rác thải nhựa đại dương sẽ vượt qua khối lượng cá biển. Tiến sĩ Đỗ Việt Cường ‘Sức khỏe’ của đại dương Ô nhiễm rác thải nhựa đã chạm đến nơi sâu nhất trong lòng đại dương, trở thành “đại dịch bệnh đại dương”. Và từ dưới đáy đại dương, tất cả đang kêu cứu! Một sốbức ảnhđược giải trong cuộc thi ảnhvềđại dương do Liênhợpquốc tổ chức năm2022. VIỆT ĐAN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==