Ngày Nay số 283

NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số283 - ThứNăm, ngày 23/6/2022 Tọa đàmdiễn ra hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà báo Việt Nam 21-6 như một lời khẳng định sức mạnh của báo chí trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số. Hơn 50 nhà báo, chuyên gia truyền thông và nhà hoạt động xãhội vì cộngđồngdân tộc thiểu số đã tham dự tọa đàm. Tham dự tọa đàm có Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart, Nhà báo Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay. Phát biểu tại tọa đàm, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, báo chí có sức mạnh “không thể phủ nhận” trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết. “UNESCO tin tưởng báo chí trongviệc khắc họanhững hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, đồng thời kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái”, ông Manhart khẳng định. Chủ trì tọa đàm, TS Phan Thị Thùy Trâm, Tổng Thư ký Hội Nữ Trí thức Việt Nam, cho biết con số 21 triệu trẻ em tại Việt Nam bị gián đoạn giáo dục do COVID-19 khiến dư luận phải nghiêm túc đặt câu hỏi và đi tìm giải pháp khắc phục, đặc biệt là giới truyền thông - báo chí. Bà Phan Thị Thùy Trâm chia sẻ, một người bạn là tiến sĩ tại Mỹ và hiện đang điều hành Mạng lưới người khiếm thị Việt Nam, cho biết chỉ cần tìm từ khóa về giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số Việt Nam, kết quả hiện ra rất ít những bài báo viết về chủ đề này. “Vấn đề đặt ra là, vậymức độ quan tâm của báo chí đến trẻ em như thế nào, tại sao thông tin về trẻ em gái càng ít hơn, và trẻ em gái dân tộc thiểu số càng ít hơn nữa. Vì sao lại có điều này? Thị hiếu, độc giả báo chí là ai? Độc giả đọc tin tức trẻ em gái dân tộc thiểu số là ai, khi bố mẹ các em cũng ít có cơ hội tiếp cận chữ phổ thông”, TS Phan Thị Thùy Trâm đặt câu hỏi. “Chúng ta có thể không suy nghĩ về những điều to tát, nhưng những việc nhỏ như một người dân tìm thông tin trên Internet không thấy cái họ cần có khiến giới báo chí suy nghĩ không?”. “Cần nhìn lại từ cách đặt đề bài” Chia sẻ tại buổi tọa đàm với tư cách diễn giả, nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó tổng giám Gốc Trung tâm Thông tin UNESCO, đã nêu ra những vấn đề mà báo chí Việt Nam cònvướngmắc khi tiếpcậnvà đặt vấn đề cho đề tài trẻ em gái dân tộc thiểu số. Theo diễn giả, việc cá biệt hóa các tình huống, các nhân vật là một thói quen của báo chí. Điều đó làm cho tin tức trở nên hấp dẫn hơn, giúp tối đa hóamức độ lan tỏa của bài viết. Nhưng điều này tạo ra hai hệ lụy: Đầu tiên, là độc giả sẽ tự dán nhãn nhân vật này là người Mông, hay Dao Đỏ hay người Nùng gì đó. Nó tạo ra một ấn tượng về việc bất khả can thiệp. Người Mông họ thế mà, bỏ học suốt. Thứ hai, là như trong câu chuyện của tôi, nó tạo ra một phong cách can thiệp theo tình huống. “Trách nhiệm của báo chí, có lẽ là đủ nhạy cảm để tránh đi sự cá biệt hóa này”, ông Đức Hoàng khẳng định. “Trách nhiệm của báo chí, đó là phải xóa đi những sự cá biệt hóa và thực sự nêu ra các vấn đề có thể can thiệp một cách có hệ thống. Không còn cô bé người Mông thế này và cô bé người Nùng thế kia nữa. Viết như thế thì rất tiện: độc giả được thỏamãn vì làmtừ thiện tình huống, còn báo chí xong việc sớm.” Với đề tài trẻ em gái dân tộc thiểu số, nhà báo Đức Hoàng cho rằng báo chí có thể tiếp cận các nhân vật dưới tư cách các nhóm dân cư của những vùng miền núi khó khăn, chứ không phải dưới tư cách sắc tộc. Tức là ảnh hưởng của chính sách, môi trường kinh tế, lên cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ emgái. “Đằng sau số phận của nhiều con người đều là cách vận hành của một vùng đất; và đằng sau cách vận hành của một vùng đất, là cơ hội tìm thấy manh mối để cải thiện tình hình trên quy mô rộng”, ông Đức Hoàng chia sẻ. “Báochí khôngnhất thiết phải là những người đưa ra lời giải trực tiếp. Nhưng ngay trong cách phản ánh khách quan, cũng có thể có những thứ trở thành đề bài – mà nếu được giải quyết sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên xã hội. Vấn đề, là việc rađềbài chuẩnxác làmột nhiệmvụ khó khăn ngang với lời giải, vànó sẽ cầnđếnnhiều công sức hơn là công việc đòi hỏi.” ‘’Tận dụng mọi nguồn lực của thời đại’’ Đếnvới buổi tọađàm, đạo diễn - nhà báo Nguyễn Bông Mai đã chia sẻ những khám phá của mình về câu chuyện giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số thu thập được từ Hành trình 99 ngày xuyênViệt đến với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong chuyến hành trình tới miền Tây Bắc, diễn giả Bông Mai đã gặp một cô bé dân tộc Mông bế một em bé HUY VŨ Sức mạnh của báo chí trong ‘bức tranh’ xã hội tích cực có ‘’Trong một kỷ nguyên của Internet và sự thừa mứa thông tin, làm thế nào để gây được sự chú ý từ cộng đồng cho vấn đề giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số?’’ - đó là đề bài được đặt ra trong buổi tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” do UNESCO phối hợp cùng Tạp chí Ngày Nay tổ chức ngày 16/6. Trách nhiệm của báo chí, đó là phải xóa đi những sự cá biệt hóa và thực sự nêu ra các vấn đề có thể can thiệp một cách có hệ thống. Không còn cô bé người Mông thế này và cô bé người Nùng thế kia nữa. Viết như thế thì rất tiện: độc giả được thỏa mãn vì làm từ thiện tình huống, còn báo chí xong việc sớm.” Nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO NhàbáoĐinhĐức Hoàng, Phó tổng GiámđốcTrung tâmthông tin UNESCO trìnhbày thamluận. Đạodiễn - nhàbáoBôngMai.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==