Ngày Nay số 283

Cuộc sống hiện đại ngày này đang dần yêu cầu con người phải di chuyển rất nhiều giữa các địa điểm như nhà riêng, trường học, văn phòng,... Do đó, sự phát triển của các hãng taxi hay các hình thức bắt xe công nghệ đã dần trở nên thiết yếu trong xã hội ngày nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn. “Chuyến xe im lặng” Khi hành khách yêu cầu sử dụng tính năng“Chuyến xe yên lặng”, tài xế vẫn có thể trao đổi với hành kháchmột số thông tin cần thiết để phục vụ cho chuyến đi như: Chào hỏi, xác nhận thông tin chuyến xe, lời nhắc an toàn (thắt dây an toàn, đội nón bảo hiểmhoặcmở/đóng cửa xuống xe bên phải), xác nhận điểmđến là lộ trình. Trongquá trìnhdi chuyển, khi tài xế nhận được cuộc gọi khẩn cấp, hãy trao đổi với hành khách trước khi nghe máy và nói vừa đủ nghe. Trường hợp muốn sử dụng các thiết bị phát âm thanh trong chuyến đi (Radio, MP3…) thì phải trao đổi với hành khách trước khi sử dụng và điều chỉnh âm thanh vừa đủ hoặc theo yêu cầu của hành khách. Dịch vụ “silent taxi” (tạm dịch: Chuyến xe im lặng) đã được áp dụng bởi công ty Miyako Taxi tại Nhật Bản. Theo đó, kể từ tháng 4/2017, công ty Miyako Taxi tại Nhật Bản đã thử nghiệm tính năng “silent taxi” (chuyến xe im lặng) này trên 10 chiếc xe của hãng. Những chiếc xe đặc biệt này được dán thêm một bảng thông báo ngay trước chỗ ngồi của khách hàng với nội dung cho MINH TUẤN Chủ tịch Hội đồng Biên tập: NguyễnXuânThắng Tổng Biên tập: TrầnVănMạnh PhóTổng Biên tập: NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang, LêThị Lương Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel: (84-4) 22487777 - 22497777*Email: toasoan@ngaynay.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tại TPHCM: Lầu2-3, 58NguyễnBỉnhKhiêm, phườngĐaKao, Quận1. Số283 In tại: Nhà inTiếnBộ GPXB: Số 335/GP-BTTTT cấpngày 23/7/2015 Tạpchí “CHUYẾN XE IMLẶNG”: Vì khách hàng hay vì tài xế? Tính năng yêu cầu người tài xế giữ im lặng từ điểm đón tới điểm cuối trả khách được cho là đáp ứng nhu cầu của hành khách. khách hàng có quyền yêu cầu tài xế giữ im lặng trong suốt chuyến đi. Các tài xế chỉ chào hỏi và tạm biệt các khách hàng, đồng thời xác nhận lộ trình di chuyển hoặc giao tiếp với khách hàng trong trường hợp khẩn cấp. Về vấn đề này, MiyakoTaxi cũng nhận định rằng, không phải ai cũng muốn các tài xế giữ im lặng. Cũng có nhiều khách hàng rất thích trò chuyện cùng người tài xế về các điểm tham quan, du lịch hay tìmhiểu về cuộc sống của người dân thànhphốKyotovà nói chuyện với tài xế giúp họ khámphá được nhiều điều. Nhật Bản cũng không phải quốc gia duy nhất tồn tại dịch vụ này. Vào tháng 5/2019, hãng xe công nghệ nổi tiếng Uber cũng đã đưa vào tính năng tương tự được gọi là“quiet mode” (Tạm dịch: Chế độ im lặng) trên ứng dụng của hãng và áp dụng nó tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh hay Australia. Ở Mỹ, Lyft - một hãng gọi taxi khác - cũng ứng dụng “chuyến đi yên tĩnh”sau nhiều lời phàn nàn của người sử dụng rằng họ muốn tài xế ngừng nói chuyện. Chế độ im lặng này còn thay thông báo rằng khách hàng không muốn xe bật nhạc trong lúc di chuyển. Cũng giống như “silent taxi”, “quiet mode” của Uber cho phép người dùng lựa chọnviệcyêucầu tài xếkhông bật âm nhạc hoặc trò chuyện với họ trong chuyến đi. “Nếu bạn đang thực hiện một cuộc gọi liên quan đến công việc đường đến văn phòng, bạn có thể yêu cầu một chuyến đi yên tĩnh để tối đa hóa năng suất làm việc”- công ty Uber cho biết. Biến tài xế thành robot? Có nhiều lý do khiến người dùng không thích trò chuyện với tài xế. Với những người hướng nội hoặc ít nói, việc người khác liên tục bắt chuyện và hỏi về cuộc sống, nghề nghiệp khiến họ thấy không thoải mái. Số khác không thích chia sẻcácvấnđềcánhân, riêng tư với người lạ. Ngoài ra, nhiều người sẵn sàng giao lưu, trao đổi qua lại với tài xế trong lúc di chuyển. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào tâm trạng, sức khỏe, nhất là không phải ai cũng có hứng tán chuyện khi đang vội hoặc vừa trải qua một ngày làmviệcmệt mỏi. Mặt khác, cách làm này cũng được cho là có lợi cho cả hai bên, khi người lái tập trung vào việc lái xe, không phân tâm vào những câu chuyện phiếm bên ngoài, giúp tăng yếu tố an toàn. Theo The Guardian, trên những diễn đàn dành cho tài xế Uber, có một số ý kiến cho rằng yêu cầu này vi phạm “quyền tự do ngôn luận” hay làm những đánh giá chất lượng của họ bị ảnh hưởng do không có giao tiếp với khách hàng. Jay Cradeur, một tài xế đã thực hiện 24.000 chuyến xe cho Uber đã chia sẻ với tờ The Guardian rằng đây là một bước tiến nữa đến việc biến họ thành robot. “Có cảm giác như họ đang biến chúng ta thành những con robot. Tính năng này yêu cầu chúng tôi chỉ cần im lặng và lái xe. Với tư cách là một con người, tôi không muốn người khác bảo tôi phải làm gì. Tôi đã phải cố gắng cải thiện các kỹ năng của mình để tối đa hoá doanh thu với tư cách là tài xế Uber. Giờ thì họ lại không cho phép chúng tôi sử dụng các kỹ năng đó”, ông Jay chia sẻ. Ippei Takahashi, người sáng lập và Giám đốc điều hành của diễn đàn thảo luận chia sẻ phương tiện RideGuru cho biết tính năng “yên tĩnh” là “một trong những gợi ý phổ biến nhất cho Uber”, từ cả người dùng và tài xế. “Người lái xe chắc chắn sẽ không cảm thấy bị xúc phạm nếu khách hàng lựa chọn chế độ “yên tĩnh” vì hầu hết họ thích tập trung vào việc lái xe. Tất nhiên, đó là nhiệm vụ chính của họ. Một số tài xế đã thẳng thắnđã chia sẻ rằnghọ không bận tâm đến lựa chọn này của khách hàng” - ông Ippei Takahashi nhận định. n NGAYNAY.VN THẾGIỚI 23 Số283 - ThứNăm, ngày 23/6/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==