Ngày Nay số 284

Khối tư liệu đồ sộ Có 8 nămgắn bó với niềm đammê lưu trữ các tư liệu lịch sử, Trần Đức Anh - hiện công tác tại một cơ quan báo chí ở Hà Nội - cho biết bộ sưu tập của anh đã ngót nghét lên tới con số gần 1.000 tư liệu, trong đó phải kể đến những tư liệu vô cùng quý báu gắn liền với bước ngoặt quan trọng của đất nước như lá thư phản đối chiến tranh của các trí thức Việt Nam gửi Tổng thống Nixon hay danh sách tù nhân ởNhà tù CônĐảo. Tài liệu cổ nhất trong kho tư liệu của Trần Đức Anh là một bài thi của học sinh trường Bưởi vào năm 1930. Còn tài liệumới nhất có thể là một tờ báo chỉ vừa phát hành cách đây vài tuần nhưng được chàng phóng viên trẻ nhận định làmang tính bước ngoặt cho lịch sử, xứng đáng để đưa vào kho lưu trữ. “Mình luôn nhớ câu nói nhà báo là người thư ký trung thành của thời đại. Lịch sử đối với mình không hề xa xăm mà là những chuyện vừa xảy ra lúc nãy hay hôm qua thôi. Nên không chỉ sưu tầm những lá thư, cuốn sổ từ hàng chục năm trước, các tờ báo in sự kiện trọng đại của dân tộc như SEA Games 31 vừa qua cũng được mình tích lũy”, Đức Anh chia sẻ. Chàng phóng viên trẻ cho biết lý do ban đầu để bồi đắp tri thức củamình, hiểu hơn về những câu chuyện đằng sau bài học trong sách giáo khoa. Tài liệu đầu tiên Đức Anh sưu tầm được chính là lá thư các trí thức Việt Nam gửi cho Tổng thống Nixon vào năm lớp 10. Tuy lúc đầu anh chưa định hình được bức thư nói về chuyện gì, nằm trong bối cảnh nào, nhưng như có một thôi thúc rất lạ trong lòng, cậu học sinh THPT năm ấy đã đưa hết món tiền tiết kiệm của mình để mua lại từ người giới thiệu. Khi vềnhà, ĐứcAnh tiếp tục dành nhiều ngày trời để đọc, tra cứu, tìm hiểu và cuối cùng đã xác định được bức thư nằm ở giai đoạn nào, do ai viết, từ đó hiểu được giá trị của lá thư, hiểu tinh thần văn bản muốn phản ánh và lòng yêu hòa bình, thù ghét chiến tranh phi nghĩa của giới trí thứcViệt. Rồi từ đó, hết lá thư này đến công văn khác, tình yêu lịch sử và các hiện vật cứ lớn dần lên trong anh. Trần Đức Anh cho biết hầu hết các tài liệucũđược anhmuavề trong tình trạng bụi bặm và rất cũ. Ngay khi mang tài liệu về nhà, việc đầu tiên anh làm là lau dọn sạch sẽ và cẩn thận từng trang giấy. Với những chỗ bị nát, rách, Đức Anh sẽ dùng kéo dán và băng dính để cố định lại rồi sauđómới đưa vào hút ẩmvà tủ lưu trữ. Trong hành trình sưu tầm không biết mệt mỏi ấy, Đức Anh gặp rất nhiều câu chuyện thú vị, bất ngờ khiến anh cảm động. Trong số đó là lần anh phỏng vấn một cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị để chuẩn bị cho số báo kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Suốt buổi nói chuyện, hai bác cháu trao đổi qua lại như bất cứ buổi phỏng vấn khác. Những ký ức của người chiến sĩ năm xưa khiến chàng phóng viên trẻ xúc động, tâm sựvề côngcuộc sưu tầmmình đang làm. Đếnkhi vềnhà, Đức Anh nhận được cuộc gọi bất ngờ của ông. Qua điện thoại, người lính chiến nghẹn ngào chia sẻ rằng sau khi nghe nguyện vọng của anh, ông nhận thấy người phóng viên trẻ ngồi trước mặt mình rất có tâm với lịch sử. Vì thế, ông muốnmang cuốnnhật ký viết từ những ngày còn ở chiến trường trao cho Đức Anh cất giữ giúp. “Đó không phải là lần tiếp nhận hiện vật duy nhất củamình thông qua việc gặp và phỏng vấn nhân vật, nhưngmìnhhiểu cácbácphải rất quý và trân trọng những gì mình đang làmmới tin tưởng trao kỷ vật đáng quý” - Đức Anh giãi bày. Để quá khứ truyền nội lực cho thế hệ trẻ Khi được hỏi về dự định với kho lưu trữ của mình, Trần Đức Anh hăng say nói về mong muốn một ngày nào đó sẽ tổ chức triển lãm, sauđó biên soạn những hiện vật lại thành một cuốn sách để đưa các câu chuyện lịch sử tới gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi theo anh, tư liệu nếu chỉ được bảo quản trong những túi nilon, đóng kín ở trong tủ sấy thì sẽ trở thành những “tư liệu chết”, mai một theonămtháng. Cònkhi được triển lãm cho những người có cùng mối quan tâm đến lịch sử, đến những sự kiện đã qua thì tựbản thân chúng sẽ“phát sáng như những viên ngọc”, được tăng thêm nhiều lần giá trị. “Thỉnh thoảng, mình có đăng tải lên Facebook một số tư liệu và câu chuyện đúc rút từ kho lưu trữ. Và phản hồi của các bạn trẻ là rất đáng kể khi họ cho biết bản thân thích thú, mong ngóng được đọc thêm thật nhiều những câu chuyện như thế. Có bạn còn nhắn tin riêng cho mình, bày tỏ xúc động và sự ngưỡngmộ tiền nhân. Nghĩa là người trẻ không hề bàng quan với lịch sử chút nào. Chỉ cần mang đến một hướng tiếp cận sinh động và ý nghĩa, mình tin lịch sử hoàn toàn có khả năng lay động mọi lứa tuổi”, Đức Anh nói. Công tác trong lĩnh vực báo chí, Đức Anh chia sẻ, khối tư liệu đã cung cấp các góc nhìn phong phú, chi tiết ấn tượng để bồi đắp cho tri thức của anh. Qua đó anh có chất liệu xây dựng những bài viết tỉ mỉ, cẩn trọng và dày dặn thông tin để đưa đến đọc giả. Còn với thế hệ trẻ, những văn bản từ quá khứ sẽ giúp họ thêm hiểu tinh thần lịch sử, tìnhyêunước và lý tưởngcách mạng của lớp cha anh thuộc thế hệ vàng của dân tộc. Từ đó, biến những câu chuyện quá khứ trở thành nguồn nội lực truyền cảm hứng cho người trẻ về lòng tự hào, ước vọng xây dựng Tổ quốc hùng cường, giàu đẹp. n NGUYỆT LINH Phóng viên trẻ đam mê lưu giữ những “thăng trầm thời gian” PhóngviênTrầnĐức Anh. Danh sách tùnhân củaNhà tùCônĐảo đượcĐức Anhnỗ lực sưu tầmtrọnbộ. Thư các trí thứcViệt Namgửi Tổng thống MỹRichardM. Nixon. Đammê lịch sử và báo chí, phóng viên trẻ Trần Đức Anh đã dày công sưu tầm nên kho lưu trữ với hơn 1.000 tư liệu lịch sử có giá trị, trải dài qua các thời kỳ. NGAYNAY.VN 18 Số284 - ThứNăm, ngày30/6/2022 MUÔNMÀUCUỘCSỐNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==