Ngày Nay số 285

NGAYNAY.VN 14 Số285 - ThứNăm, ngày7/7/2022 KHOAHỌC TIN & TIN n Ngôi sao lớn nhất dải ngân hà đang chết dần. Các nhà thiên văn học Đại học Arizona, Mỹ cho biết, các dữ liệu thu được cho thấy, ngôi sao VY Canis Majoris, được coi là ngôi sao lớn nhất dải Ngân hà có nhiều khả năng sẽ sụp đổ và biến thành một lỗ đen. Một trong những lý do cơ bản khiến ngôi sao bị “khai tử” là suy giảm khối lượng. Hiện tượng đặc trưng này xảy ra khi khí và bụi bị thổi ra bên ngoài quang khuyển của ngôi sao. Trước đó, các nhà khoa học từng cho rằng ngôi sao sẽ phình to và gây ra một vụ nổ, giống như các sao đỏ khổng lồ cùng loại, trước khi dừng hoạt động. n Khách sạn bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên thế giới. Ý tưởng về khách sạn bay Sky Cruise là của nhà sản xuất Hashem Alghaili (31 tuổi, người Yemen). Sky Cruise sẽ là khách sạn bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới có thể chở 5.000 hành khách. Tàu được điều khiển bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo, với 20 động cơ chạy bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân và được thiết kế để luôn bay trên bầu trời. Ngay cả khi gặp vấn đề, việc sửa chữa cũng sẽ thực hiện khi đang lơ lửng giữa trời. Khách sạn gồm nhiều phòng sang trọng, sàn tổ chức sự kiện lớn, nhiều hình thức giải trí, tiện ích, trung tâm mua sắm, trung tâm thể thao, hồ bơi, rạp chiếu phim... Dự án này hứa hẹn sẽ giúp du khách được trải nghiệm tầm nhìn trên bầu trời lên tới 360 độ. n Phát hiện miệng núi lửa bất thường trên Mặt Trăng. Tàu quỹ đạo Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA gần đây phát hiện một tên lửa không rõ nguồn gốc đã đâm vào Mặt Trăng, để lại một miệng núi lửa bất thường. Theo NASA công bố, miệng núi lửa kép cho thấy thân tên lửa “có khối lượng lớn ở mỗi đầu”. Nó bao gồm một miệng núi lửa ở phía đông có đường kính khoảng 18 mét, nằm trên đỉnh một miệng núi lửa ở phía tây có đường kính khoảng 16 mét. Miệng núi lửa này rất bất thường, bởi không có vụ va chạm nào trước đó của thân tên lửa lên Mặt Trăng tạo ra một miệng núi lửa kép. PV (tổnghợp) Nghiên cứu gần đây nhất được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học East Anglia ở Anh đang cho những kết quả tiêu cực, rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đã đẩy nguy cơ cháy rừng trên toàn cầu lên cao chưa từng có. Thời tiết nắng cháy, khô nóng dễ dẫn đến cháy rừng đang ngày càng gia tăng, điều này khiến cảnh quan núi rừng trên toàn cầu rơi vào tình trạng nguy hiểm, dễ bị cháy thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các mô hình khí hậu cho thấy ở một số khu vực trên thế giới, ví dụ như Địa Trung Hải và Amazon, gần đây tần suất xuất hiện các điều kiện thời tiết nắng cao, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn trong thời hiện đại cao chưa từng có trong lịch sử, do con người gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu khoảng 1,1 °C. Quan trọng hơn, điều này xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới nếu nhiệt độ toàn cầu đến lên đến 2-3 °C theo quỹ đạo hiện tại. Nghiên cứu với sự tham gia của các nhà khoa học từ Đại học East Anglia (UEA), Đại học Swansea, Đại học Exeter và Văn phòng Met ở Anh, Trung tâm Khoa học Khí hậu CSIRO ở Úc, cùng các đồng nghiệp từ Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan đã khám phá mối quan hệ giữa các xu hướng cháy - trong quá khứ, hiện tại và tương lai - với một loạt các biện pháp kiểm soát đối với hiện tượng cháy, việc sử dụng đất và thay đổi năng suất thảm thực vật, có tác động quan trọng đến việc cháy rừng và sự lan rộng của cháy rừng trên toàn cầu. Tiến sĩ Matthew Jones, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall tại UEA, cho biết: “Cháy rừng có thể gây ra những tác động bất lợi vô cùng lớn đến xã hội, kinh tế, sức khỏe và sinh kế của con người, đa dạng sinh học và lưu trữ carbon. Việc làm rõ mối liên hệ giữa các xu hướng cháy rừng và biến đổi khí hậu là rất quan trọng để hiểu được các mối đe dọa cháy rừng ở các vùng khí hậu trong tương lai. Các nước có thể đẩy lùi hoặc chống lại nguy cơ cháy rừng gia tăng do biến đổi khí hậu hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của chúng”. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng con người có những ảnh hưởng quan trọng đối với việc làm tăng hay giảm sự lây lan của cháy rừng. Chẳng hạn, con người đã làm tăng khả năng bắt lửa và làm giảm khả năng Rừng toàn cầu “bốc hỏa” vì biến đổi khí hậu Tác động của biến đổi khí hậu đối với nguy cơ cháy rừng được dự đoán sẽ leo thang trong tương lai, với mỗi mức độ tăng thêm sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng. chống cháy tự nhiên của một số hệ sinh thái, đáng chú ý nhất là ở các vùng phía rừng nhiệt đới lớn của Amazonia và Indonesia. Ngược lại, con người cũng đã làm giảm sự lây lan của cháy rừng bằng cách chuyển đổi đất sang nông nghiệp và chia cắt thảm thực vật tự nhiên, như đã thấy ở các đồng cỏ savannah ở Châu Phi, Brazil và Bắc Úc trong những thập kỷ gần đây. Họ cũng có thể làm giảm các vụ bắt lửa không mong muốn hoặc sử dụng phương pháp chữa cháy để dập tắt các đám cháy rừng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn ở những vùng mà lửa là một thành phần tự nhiên trong hoạt động của các hệ sinh thái. n PHƯƠNG LY (theo Science Daily)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==