Ngày Nay số 285

NGAYNAY.VN 16 GIÁODỤC Số285 - ThứNăm, ngày7/7/2022 NGỌC BÍCH Đây thực sư làmột áp lực rất lớn, không chỉ với các em học sinh mà cả với các bậc phụ huynh sau gần một năm học trực tuyến vì dịch bệnh. Những giờ học mòn mỏi trước máy tính Trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đúng một tháng, Tạp chí NgàyNay đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với 160 học sinh ở một trường THCS và một trường THPT tại Hà Nội. Kết quả thu về cho những con số giật mình: Gần 80% em cho rằng mức độ hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học online kém hơn so với học trực tiếp; trong đó, 23,8% em chọn kém hiệu quả hơn nhiều. Nói về lượngkiếnthứctiếp thu từ việc học online và trực tiếp, gần 72% học sinh khẳng định, lượng kiến thức tiếp thu được khi học online ít hơnhẳn học trực tiếp. Đó là lý do khiến 67% học sinh cảm thấy kém tự tin hơn trước những bài kiểm tra trên trường sau khi kết thúc đợt học online. Mứcđộ tiếp thubài vởkhá bập bõm nhưng điểm số của học sinh lại không hề giảm. 61,3%học sinh thamgia khảo sát của Tạp chí Ngày Nay cho biết, điểm trong các bài kiểm tra online tương đương hoặc tốt hơn các bài kiểm tra trên lớp (trong đó 22,5% có điểm tốt hơn). Nhiều học sinh thừa nhậnđó lànhữngđiểmsố“ảo” vì 55%học sinh trả lời khảosát cho rằng kết quả học online không phản ánh đúng học lực củamình; 67%học sinh tự thấy bản thân kém tự tin hơn khi đối diện với những bài kiểm tra trực tiếp. Mở rộng hơn, đây cũng là thực trạng chung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát đánh giá quá trình dạy học trực tuyến của đại diện một số địa phương có điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến trước đó. Cuộc khảo sát tiến hành với 5.175 cán bộ quản lý, 95.359 giáo viên và 341.830 học sinh. Kết quả cho thấy, 42,6% giáo viên gặp các vấn đề sức khỏe và 37,2% giáo viên gặp vấn đề về tâm lý... Còn học sinh thì có45%gặpvấnđề sức khỏe khi học trực tuyến như mỏi mắt, đau cổ, ù tai… Bên cạnhđó, còn khoảng20%học sinh cho rằng mình không nhận được sự hỗ trợ học tập khi cần; 26,5% học sinh gặp khó khăn trong việc giao tiếp với thầy côdưới hình thức trực tuyến. Chia sẻ về kết quả học online, thầy Nguyễn Quang Anh - giáo viên dạy khối 6 và khối 9 ở một trườngTHCS tại Hà Nội cho biết, trừ một lớp chọn ra, các lớp còn lại học sinh đều học rất yếu. Trong kỳ thi học kỳ hai vừa rồi, có tới 50% học sinh lớp thường dưới 2 điểm Toán. Ở bài thi thử vào lớp 10 cách đây khoảng một tháng, có đến 80% học sinh lớp thường chỉ đạt điểm 5 trở xuống, trong đó phần lớn dưới 3 điểm. Các con cần sự động viên từ cha mẹ Theo thầy giáo Hà Xuân Nhâm, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, việc nhiều học sinhbị hổngkiến thức sau thời gian học online là có thật, đặc biệt là những kiến thức cần phải kiểm chứng bằng thực hành. “Đây là một vấn đề lớn cần phải thẳng thắn nhìn nhận. Nhưng không phải đến bây giờ, ngành giáo dục mới tìmcáchgiải quyết.Ngay sau khi học sinh được đi học, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội đã có chỉ đạo các trường tận dụng tối đa thời gian học trực tiếp để giúp học sinh củng cố lại kiến thức, đặc biệt là với học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12). Có thể tổ chức thêm các buổi học trái buổi; ưu tiên thời gian tối đa cho các môn học chính; tổ chức những buổi kiểm tra định kỳ để liên tục đánh giá năng lực của học sinh; chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ và có phương pháp bồi dưỡng, kèm cặp phù hợp với từng nhóm; tăng cường luyện tập theo cấu trúc các đề thi năm trước.” Nhưng để giải quyết triệt để câu chuyện hổng kiến thức và “vượt vũ môn” thành công, không thể thiếu sự đồng hành của phụ huynh và nỗ lực của chính các em học sinh, thầy Nhâm khẳng định. Bởi cha mẹ là những người gần gũi và hiểu rõ các em nhất; và không kỳ thi nào là không có sự khắc nghiệt. Cũng theonhiềugiáoviên ở Hà Nội, saumỗi kỳ thi đều là những ngã rẽ quan trọng của cuộc đời, đứng trước những ngã rẽ ấy, chắc chắn sẽ có nhiều em học sinh do dự, hoang mang, chưa biết phải làm gì. Lúc đó, những lời hỏi thăm, chia sẻ, những cái vỗ vai động viên của cha mẹ là rất quý giá. Cha mẹ đừng ép buộc, hãy đồng hành với con, bất kể con hoàn thành bài thi tốt hay kém. Được biết, sau khi hoàn thành công tác tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, Sở GDĐT Hà Nội đã khẩn trương triển khai công tác chấm thi. Dự kiến, chậm nhất vào ngày 9/7, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố điểmbài thi các môn của thí sinh trên Cổng thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn . Ngay sau khi có điểm thi, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn xét tuyển tại trường trung học phổ thông công lập và trường trung học phổ thông chuyên, đồng thời yêu cầu các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã nhận và bàn giao phiếu báo kết quả thi cho các trường THPT để phát cho học sinh kịp thời làm thủ tục xác nhận nhập học theo quy định. n Ảnhminhhọa. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 mới đây của Hà Nội, trong tổng số gần 107.000 sĩ tử, chỉ có khoảng 70.000 suất vào các trường THPT công lập. Chờ “quả ngọt” sau một năm học trực tuyến Đểgiải quyết triệt để câuchuyệnhổng kiến thức và“vượt vũmôn” thành công, không thể thiếusựđồnghành củaphụhuynhvà nỗ lực củachínhcác emhọc sinh.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==