Ngày Nay số 285

Harold Cottam lúc đó là vận hành viên vô tuyến trên tàu Carpathia và chuẩn bị thay ca. Nhưng bằng sự maymắnnàođó, anhvẫnđeo ống nghe điện đài của mình khi về giường thay đồ. Trong lúc tháo giày, anh nhận được một thông điệp từ đất liền rằng họ có tin nhắn riêng tới tàuTitanic. Trước đó, kênh liên lạc đã tắc nghẽn nhiều ngày liền khi hành khách trên tàu cố liên lạc và sử dụng đường dây suốt thời gian đó - họ quá phấn khích vì công nghệ vô tuyếnmới này. Vì lẽ đó, Harold hoàn toàn có cớ để tin rằng thông điệp mới này cũng chẳng phải quá khẩn cấp. Ca làm của anh đã kết thúc và anh hoàn toàn có thể chờ tới sáng hôm sau để chuyển tiếp tin nhắn. Tuy nhiên, chàng trai trẻ đã không làm thế. Vốn làmột nhân viên mẫn cán và luônmuốn chứng tỏnỗ lực của bản thân, vào lúc quá nửa đêm hôm 15/4 định mệnh ấy, anh đã chuyển tiếp thông điệp cho Titanic, thông báo rằng trung tâm ở đất liền có tin nhắn riêng cho họ. Trước sựngỡngàng tột độ của anh, phản hồi từ Titanic là tín hiệu cấp cứu: Họ đã va phải một tảng băng trôi và cần được hỗ trợ ngay lập tức. Đây cũng là một trong những đoạn tinnhắn khẩn cấp xót xa nhất trong lịch sử hàng hải, khi Titanic gửi tín hiệu cấp cứu CQD yêu cầu hỗ trợ khẩn (CQD là tín hiệu cấp cứu, sau này được thay bởi SOS). Bàng hoàng, Harold nhanh chóng mang tin nhắn lên phòng chỉ huy. Tuy nhiên, sĩ quan trực tỏ ra nghi ngờ về tính chất nghiêm trọng của tín hiệu. Con tàu nổi danh là không thể chìm được, Harold nhầm lẫn ở đâu đó. Bực bội trước sựmiễncưỡngcủa các sĩ quan, Harold lao xuống cabin của thuyền trưởng, cùng với MINH TUẤN Chủ tịch Hội đồng Biên tập: NguyễnXuânThắng Tổng Biên tập: TrầnVănMạnh PhóTổng Biên tập: NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang, LêThị Lương Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel: (84-4) 22487777 - 22497777*Email: toasoan@ngaynay.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tại TPHCM: Lầu2-3, 58NguyễnBỉnhKhiêm, phườngĐaKao, Quận1. Số285 In tại: Nhà inTiếnBộ GPXB: Số 335/GP-BTTTT cấpngày 23/7/2015 Tạpchí Những ân nhân “tình cờ” trong thảm họa Titanic thuyền phó Horace Dean. Harold thông báo với thuyền trưởngArthur Henry Rostron rằng tàu Titanic đã va phải băng trôi và đang chìmdần, rồi đưaông tọađộ. Không giống các sĩ quan của mình, thuyền trưởng Rostron không lãng phí một phút để hành động. Ông ra lệnh hạ sẵn tất cả thuyền cứu hộ của tàu Carpathia và sẵn sàng hạ thủy, mở các đường lên tàu, đồng thời lắp đặt đèn điện dọc theo mạn tàu để những người sống sót có thể nhìn thấy nó từ xa. Một điều đặc biệt là tàu Carpathia không chỉ có các sĩ quan và thủy thủ chuyên nghiệp trực chiến. Hành khách trên tàu - đa phần là dân di cư, cũng nỗ lực hết phầnmình chuẩnbị cho công cuộc cứunạnkhi giúpmột tay sắp xếp con tàu, nhường chỗ ngủ cũng như quần áo ấm, kể cả khi đó là tất cả những gì họ mang theo. Chỉ có một vấn đề: Con tàu hơi nước này đang cách Titanic tận 50 hải lý và nó vốn là một phương tiện chở người di cư châu Âu đến New York với vận tốc chỉ 14 hải lý/ giờ. Với tốc độ đó, nó sẽ cần 4, thậm chí là 5 giờ trong vùng nước có băng trôi để tới đích - và như thế là quá lâu để tìm được bất cứ ai sống sót. Rostron ra lệnh tắt nước nóng và hệ thống sưởi trung tâm, đểmỗi gramnăng lượng hơi nướccóthểchuyểnhướng trở lại động cơ. Mặc dù dũng cảm, việc này cũng không khác một hành động tự sát khi con tàu buộc phải vượt quá tốc độ thiết kế, qua hải trình trongbóngđêmdày đặc giữa vùng nước toàn băng trôi. Căng thẳng, điên cuồng và sục sôi, Carpathia nhỏ bé, già nua căng hết sức mình để đạt mốc 15, rồi 16, và có lúc đã chạm đến 17 hải lý/giờ - giữa muôn trùng đêm đen. Và phép màu đã xảy ra. Trong tình huống mà chỉ vài phút có thể định đoạt sự sống và cái chết, Carpathia lao thẳng vào màn đêm Đại Tây Dương băng giá, vượt qua quãng đường chỉ trong 3 tiếng rưỡi. Khi gần tới điểmva chạm, thủy thủ đoàn lập tức bắn pháo sáng để những hành khách còn sống của Titanic biết rằng họ đang tới. Vào lúc 4h sáng, các hành khách trên boong đổ dồn vào một bên lan can để cố gắng tìm kiếm dấu hiệu từ con tàu gặp nạn. Người sống sót đầu tiên được đưa lên tàu lúc 4h10 và phải tới 8h30, người cuối cùng - thuyền phó số 2 Charles Lightoller - mới được đưa lên boong. Tổng cộng 712 người được đưa lên boong nhưng cuối cùng chỉ có 705 trong số họ trụ lại với nhân gian. Thuyền trưởng Rostron sau đó ra lệnh điều hướng chậm rãi giữa đống băng trôi lổn ngổn với hy vọng tìm được dù chỉ một người còn sót lại. Dù vậy, tất cả những gì họ thấy là một nghĩa địa lạnh lẽo với những thi thểđôngcứng trongchiếc phao cứu sinhmàu trắng. Chở gấp đôi số hành khách ban đầu, tàu Carpathia quay trở lại nơi xuất phát - bến cảng New York. Các hành khách và thủy thủ đoàn nhường giường, quần áo của họ cho những người sống sót, nhiều người trong số họ chỉ mặc đồ ngủ, váy ngủ hoặc váy dạ hội không tay. Họ cũng cố gắng hết sức để an ủi các góa phụ và trẻ mồ côi cùng tất cả những người mất người thân đang thổn thức. Một số trông chừng những đứa trẻ mồ côi, số khác bắt đầu khâu quần áo từ chăn và khăn trải giường. Herbert Cottam liên tục gửi danh sách những người sống sót và tin nhắn cá nhân không ngừng trong nhiều ngày cho đến khi anh gục xuống bàn, sau khi làm việc liền tù tì hơn 36 giờ không ngủ. Những gì hành khách và thủy thủ đoàn trên Carpathia đã làm đêm đó vượt xa những điều bất kỳ ai có thể mong đợi ở họ. n Nhânviênvô tuyếnHaroldCottam. Thuyền trưởng Arthur Henry Rostron. TàuTitanic khi chìm. Vào một ngày giữa tháng Tư, 110 năm trước, chàng trai 21 tuổi người Anh đã góp phần cứu sống hàng trăm nạn nhân của vụ đắm tàu Titanic một cách tình cờ. NGAYNAY.VN THẾGIỚI 23 Số285 - ThứNăm, ngày7/7/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==