Ngày Nay số 285

NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số285 - ThứNăm, ngày7/7/2022 Bác sĩ cũng chật vật mưu sinh Một ngày của bác sĩ trẻ Hoàng Hà, hiện công tác tại một bệnh viện lớn tại TP Hồ ChíMinh,bắtđầutừ7giờsáng và kết thúc sớmhaymuộn tùy vào lượng bệnh nhân, nhưng trung bình mỗi ngày anh thămkhám lâmsàng gần 100 ca, chưa kể cònphải tiếnhành các ca phẫu thuật. “Một ngày tôi tiếpnhận từ vài chục đến gần trăm bệnh nhân. Công việc chỉ có ngồi thăm khámmà đã thở không ra hơi”, bác sĩ Hà chia sẻ. “Mỗi lần kết thúc công việc cơ thể và tinh thần đều rệu rã, không còn sức để quan tâm tới tình cảmcá nhân, gia đình”. Ngoài lịch làmviệc8 tiếng, tùy vào đội ngũ nhân lực mà bác sĩ còn phải trực 1-2 thậm chí 3buổi trongmột tuần,một ca trực vào ngày thường bắt đầu từ lúc 17 giờ chiều và kết thúc vào 7 giờ sáng hôm sau, trong thời gian đó bác sĩ phải túc trực tại bệnh viện, có mặt kịp thời xử trí các ca bệnhdiễn biến trong đêm. Thức đêm nhiều và căng thẳng trong quá trình trực khiến các bác sĩ mệt mỏi khi bắt đầu ngày làm việc mới vào sáng hôm sau. Dù phải liên tục làm việc với cường độ nhưng thu nhập thực tế của các nhân viên y tế sau khi dịch COVID-19 lắng xuống lại không được đảm bảo như trước dịch. Theo lãnh đạo một bệnh viện công tại Hà Nội, nguồn thu của các cơ sở y tế thực hiện tự chủ tài chính chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19, sau dịch lượng bệnh nhân giảm nhiều do tâm lý sợ dịch, e ngại bệnh viện nên trì hoãn không đi khám bệnh, kéo theo đó là thu nhập của nhân viên y tế không được đảm bảo như trước. Vị này cho biết, cá biệt có giai đoạnmột số bệnh viện không đủ khả năng trả lương hoặc chỉ có thể chi trả 70-80% lương cho nhân viên. Bất chấp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đồng lương của nhân viên y tế chưa có dấu hiệu bắt kịp đà phát triển này. “Mức lương khởi điểm của bác sĩ mới công tác tại một bệnh viện công hiện đang theo hệ số 2.34, tức là bác sĩ trẻ học 6 năm ra trường nhận mức thù lao gần 4 triệu, sống ở thành phố lớn là không đủ”, bác sĩ Hoàng Hà nói. “Cộng thêm vô vàn áp lực nữa, nên làn sóng nhân viên y tếnghỉ việchoặcnhảy từcông sang tư là hiển nhiên.” Bộ Y tế cho biết hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, viên chức, nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn, vất vả. Cường độ và áp lực công việc cao, cơ sở vật chất của các đơn vị y tế công lập còn hạn chế, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó thu nhập lại bị giảm đáng kể, nhất là tại các đơn vị y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong hai năm vừa qua, đã có nhiều viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc. Năm 2021, toàn ngành y tế Hà Nội có 532 người xin nghỉ việc, 82người xinchuyển công tác. Tổng cộng, từ đầu năm2021đếnngày 30/4năm nay, Thủ đô có gần 860 cán bộ y tếnghỉ việc, chuyểncôngtác Con số tại TP Hồ Chí Minh thậm chí còn cao hơn khi chỉ trong năm 2021 có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và tính riêng quý I/2022 đã có gần 400 người nghỉ việc với lý do môi trường không phù hợp hoặc thu nhập thấp. Theo bác sĩ Hoàng Hà, những người trẻ theo ngành y thường gặp nhiều khó khăn khi xin việc vào những bệnh viện lớn, trong khi các bệnh viện nhỏ, bệnh viện tuyến dưới thì khó đáp ứng được nhu cầu nâng cao tay nghề của họ. Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn, sau khi tốt nghiệp mỗi bác sĩ vẫn phải tiếp tục đầu tư một khối lượng lớn thời gian và tiền bạc để nâng cao trình độ tay nghề, dù có được sự trợ giúp phần nào của đơn vị công tác, nhưng những khoản đầu tư này cũng là gánh nặng lên mỗi bác sĩ và gia đình họ, đặc biệt là với các bác sĩ trẻ. Với mức độ công sức, thời gian, tiền bạc bỏ ra như vậy, nhiều người sẽ nảy sinh tâm lý chán nản khi công tác tại các cơ sở y tế công và nhanh chóng tìm tới những nơi có mức đãi ngộ cao. Theo bác sĩ Hoàng Hà, một nhân viên y tế trẻ có thể chấp nhận mức lương cơ bản đủ sống trong những năm đầu hành nghề để đổi lấy kinh nghiệm tại một bệnh viện công, nhưng dần dần sẽ nảy sinh thắc mắc liệu lương và thu nhập trong tương lai của người đó có tăng lên không, hay vẫn “lẹt đẹt” chạy không kịp theo đà lạmphát. “Trong khóa tôi, có người bỏ ngang để theo ngành dược hoặc cung cấp vật tư y tế để đỡ vất vả hơn, mà thu nhập lại cao. Hoặc tôi biết những người bạn cùng lứa theo ngành thẩm mỹ, mới ra trường 1-2 năm nhưng thu nhập mỗi tháng lên đến trămtriệu. Nói vậy để thấy thu nhập trong ngành này không phải ở đâu cũng như nhau”, bác sĩ Hà cho biết. Theo Hà, có những bác sĩ trẻ mà anh biết, để đảm bảo kinh tế gia đình, ngoài giờ họ vẫn phải đi làm thêm các nghề khác. Đặc biệt khi chưa có kinh nghiệm, họ khó kiếm các công việc ở phòng mạch tư mà phải bươn chải làmphục vụ quán, làm xe ôm công nghệ, gia sư... Những trường hợp đó có kể ra cũng khó ai tin là có thật. Có một nguyên nhân nữa dẫnđến“làn sóng”bỏ việc của ngành y, đó là do ảnh hưởng của dịch bệnh, lạm phát và một số vấn đề quốc tế dẫn đến tình trạng khan hiếm vật tư y tế, làm nhân viên trong ngành gặp nhiều khó khăn. BẮC HIỆP Nỗi buồn “chảy máu” Đóng góp trực tiếp vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 song hiện tại ngành y tế lại phải đối mặt với những vấn đề ngổn ngang như thiếu hụt vật tư, “chảy máu” nhân lực...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==