Ngày Nay số 286

NGAYNAY.VN 16 GIÁODỤC Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 MINH LÂM Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm nay, Hà Nội có 106.609 thí sinh đăng ký dự thi, tăng khoảng 14.000 em so với năm 2021. Tổng số học sinh trúng tuyển đợt 1 vào 116 trường THPT công lập của thành phố là 81.029 em. Rộng cửa hệ thống ngoài công lập Cùng với việc tăng số lượng thí sinh, chỉ tiêu vào lớp 10 của Hà Nội cũng tăng lên. Trong đó, chỉ tiêu của 100 trường THPT ngoài công lập là 27.000 em, tăng gần 2.000 em so với năm 2021. Trong đó có một số trường có chỉ tiêu tăng mạnh như Trường TH, THCS và THPT Vinschool (cơ sở quận Hai Bà Trưng) từ 405 chỉ tiêu (năm 2021) lên 675, trường THPT Phùng Khắc Khoan (quận Đống Đa) thậm chí còn tăng gấp đôi, từ 180 lên 360 chỉ tiêu. Các trường THPT ngoài công lập tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, trong đó nhiều nhất là các quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, mỗi khu vực có 9 trường; quận Hà Đông có 8 trường; quận Cầu Giấy có 7 trường. Linh hoạt trong phương thức xét tuyển, trong đó đa số các trường xét tuyển theo điểm học bạ, giúp thí sinh trúng tuyển dễ dàng cũng là lợi thế của các trường ngoài công lập. Với các trường xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp, ngoài trường THCS và THPT Lương Thế Vinh hay THPT Phan Huy Chú (Đống Đa), điểm các trường còn lại không quá cao. Điểm chuẩn vào Trường THPT Marie Curie dao động từ 34 đến 39 điểm tùy đợt và tùy cơ sở. Trường THPT Đoàn Thị Điểm tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức kết hợp xét tuyển dựa trên điểm thi và kết quả học bạ các năm học bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, yêu cầu điểm thi không cao, chỉ cần thí sinh đạt ít nhất 5 điểm đối với hai môn Toán và Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Một điểm cộng khác của các trường ngoài công lập là được xét tuyển không phân biệt khu vực nên thí sinh có thể tùy chọn trường phù hợp vơi nhu cầu đào tạo và năng lực bản thân. Cơ hội học nghề miễn phí Số lượng chỉ tiêu lớn nhưng nhược điểm của các trường THPT ngoài công lập là chi phí cao hơn so với các trường công lập. Nếu hạn chế về điều kiện kinh tế hoặc muốn trải nghiệm cơ hội nghề nghiệp sớm, thí sinh có thể đăng ký vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp nghề trên địa bàn. Theo chính sách khuyến khích phân luồng sau bậc trung học cơ sở của Chính phủ, học sinh tốt nghiệp lớp 9 khi học nghề sẽ được miễn hoàn toàn học phí. Sau ba năm, học sinh sẽ được nhận đồng thời bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề. Các ngành nghề được đào tạo trong các cơ sở giáo dục này rất đa dạng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghề nấu ăn đến nghiệp vụ bàn, bar của ngành du lịch, các ngành kế toán, thư ký văn phòng của khối kinh tế đến các nhóm ngành kỹ thuật như điện, điện lạnh, tin học… Theo côngbố của SởGiáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2022-2023, thành phố có 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có tuyển sinh học sinh lớp 10. Tổng số chỉ tiêu được giao là 213 lớp với 9.585 học viên, tăng hơn 1.000 học viên so với năm 2021. Số lượng chỉ tiêu lớn tập trung ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên khu vực ngoại thành, chỉ tiêu ít hơn ở các quận nội thành. Trung tâm trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ là hai đơn vị được giao nhiều chỉ tiêu nhất với 585 học viên. Tiếp sau là Thạch Thất, Mê Linh với 540 học viên, Sóc Sơn với 495 học viên. Trung tâm trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Quốc Oai, thị xã SơnTây được giao mỗi đơn vị 405 học viên. Trong khi đó, các Trung tâm trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại các quận nội thành như Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng chỉ được giao chỉ tiêu 135 học viên. Tuy số lượng chỉ tiêu ít nhưng thống kê của Hà Nội cho thấy hàng năm, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên khu vực này cũng có rất ít học viên theo học, thường ở mức dưới 50% chỉ tiêu. Vì vậy, dù chỉ tiêu ít, cơ hội vẫn rất rộng mở cho thí sinh. Với các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố, chỉ tiêu tuyển sinh học văn hóa cấp THPT nămhọc 2022-2023 là 9.540 học viên cho 212 lớp với 51 đơn vị đào tạo. Tất cả các trung tâmgiáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường trung cấp đều tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ với tiêu chí không cao nên thí sinh có thể trúng tuyển dễ dàng. Theo các chuyên gia giáo dục, với những học sinh có năng lực học tập các môn văn hóa hạn chế thì học nghề sớm là lựa chọn phù hợp thay vì cố gắng vào một trường THPT. n Ảnhminhhọa. Có gần 25.600 học sinh chưa trúng tuyển vào các trường công lập của Thủ đô trong kỳ thi vào lớp 10, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cơ hội chờ các thí sinh lựa chọn. Nhiều cơ hội cho học sinh lựa chọn Theochínhsách khuyếnkhíchphân luồngsaubậc trung học cơsởcủaChính phủ, học sinh tốt nghiệp lớp9khi học nghề sẽđượcmiễn hoàn toànhọcphí. Sau banăm, học sinhsẽ đượcnhậnđồng thời bằng tốt nghiệp trung họcphổ thôngvàbằng trungcấpnghề.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==