Ngày Nay số 286

Điểm nhấn đặc biệt của giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 vừa khởi tranh chính là việc cho phép thuê, dùng trở lại cầu thủ nước ngoài sau 9 mùa giải tạm ngưng. 17 ngoại binh chất lượng cao Bất chấp quỹ thời gian chuẩn bị ngắn cùng ảnh hưởng của dịch COVID-19, rất nhiều đội bóng đã tích cực đầu tư công sức, tiền của để tìm kiếm được cầu thủ nước ngoài như ý từ các nguồn khác nhau, sau khi Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cho phép thuê dùng trở lại sau 10 năm. Có 14/22 đội bóng nam, nữđã sởhữungoại binh trong đội hình tại giải vô địch quốc gia 2022, với tổng số lên tới 17. Trong đó, nam cùng nữ Lavie Long An, Kinh Bắc Bắc Ninh và Thanh Hóa là 3 đội bóng sở hữu 2 ngoại binh, còn các đội khác chỉ chiêumộ duy nhất 1 ngoại binh. Thậm chí, chủ nhà Bamboo Airways Vĩnh Phúc còn có thể “xoay” phương án vào phút chót, khi vẫn kịp chiêu mộ Katerina Zhikova đến từ Azerbaijan, thay cho người cũ có vẻ như không đáp ứng được yêu cầu. Nhìn vào lực lượng ngoại binh tại mùa giải năm nay, đa số là nhữngngoại binhđến từ Đông Nam Á, ngoài ra cũng có một số gương mặt đến từ Bắc Mỹ và Trung Phi. Có một số ngoại binh đã quen mặt với các cầu thủ và khán giả Việt Nam từ SEA Games 31 như Assanaphan Chantajorn, Napadet Bhinijdee, Hernanda Zulfi, Voeurn Veasna, Megawati Hangestri Pertiwi. Đây đều là những cầu thủ ngoại chất lượng cao, vượt xa mặt bằng chung bóng chuyềnViệt Nam, thậm chí có một số đạt tới đẳng cấp quốc tế. Sự tái xuất của “đội hình” đặcbiệt này chắc chắn sẽgiúp giải vô địch quốc gia nâng cao tính cạnh tranh, trình độ chuyênmôn, sức hút về nhiều mặt. Các cuộc đua tranh các ngôi thứ từ đó cũng sẽ hấp dẫn, khó lường hơn hẳn. Mặt khác, sự xuất hiện của các ngoại binh đã chặn đứng được vấn nạn mua quân kiểu “đi đêm”, tăng giá vô lối cầu thủ trong nước, do quá thiếu nguồn chất lượng. Bài học “nóng” từ thất bại trong quá khứ Để việc thuê, dùng ngoại binh hiệu quả sau 10 năm trở lại, cácnhàquản lý cùngchính các đội bóng cần phải rút ra được những kinh nghiệm từ thất bại trong quá khứ. Cầu thủ ngoại đã được tham gia thi đấu từ giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2005, với nhiều kỳ vọng. Thế nhưng chỉ qua mấy mùa, chuyện thuê, dùng ngoại binh tưởng như hoàn THẢO TRÀ toàn đúng xu thế ấy đã nhanh chóng bị sai lệch khi các đội bóng đều bị cuốn vào một cuộc chạy đua ngoại binh thời vụ phục vụ thành tích trước mắt. Trong cuộc đua ấy, thậm chí một số đội bóng nhà nghèo cũng phải gồng mình lên để thuê được ít nhất một ngoại binh. Cao điểm có những mùa 23/24 CLB nam nữ đều thuê ngoại binh, nhiều đội thuê tới 2-3 người. Điều đáng nói, hầu hết trong số đó đều chỉ sát ngày mới sang Việt Nam rồi lại lập tức trở về ngay khi kết thúc giải. Thực tế khi đó, lợi ích đáng kể nhất mà các ngoại binh mang lại là giúp một vài đội bóng đua tranh thứ hạng cao, tránh xuống hạng và phần nào đó thêm sắc màu cho giải đấu. Nguồn ngoại lực này đã không đáp ứng được đúng đòi hỏi mà còn gián tiếp đẩy khâu đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ vốn yếu kém càng thêm tồi tệ, nhất là với căn bệnh thành tích trước mắt. Và đến năm 2014, sau đúng 10 mùa giải áp dụng, bóng chuyền Việt Nam đã phải quyết định nói không với việc thuê dùng cầu thủ ngoại, để lại những hệ lụy lớn về nhiều mặt, cùng sự lãng phí về ngoại tệ, “đốt” trên 1,2 triệu USD. Việc bóng chuyền Việt Nam buộc phải tạm ngừng thuê dùng ngoại binh đã cho thấy các nhà quản lý và chính các CLB đã nhìn nhận, sử dụng sai, chứ trên thực tế đây vẫn luôn nguồn lực vốn rất quan trọng với thể thao hiện đại. Nó được minh chứng trên khắp thế giới, mà Thái Lan là một điển hình thành công. Như một nghịch lý bi hài, đến giờ, qua nhiều năm ngừng thuê dùng cầu thủ ngoại như một giải pháp tình thế, bóng chuyền Việt Nam, giải vô địch quốc gia, công tác đào tạo cầu thủ trẻ, cũng chưa thay đổi được gì. Và đến mùa giải này, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã quyết định“mở cửa” lại cho việc thuê, dùng cầu thủ nước ngoài. Họ sẽ tung hoành và tỏa sáng tại giải. Chỉ cóđiều, bóng chuyền Việt Nam có thay đổi, tận dụng được như thế nào lại là câu chuyện khác, thậm chí còn làmột bài toán cực khó. n Theo quy định, mỗi đội bóng được phép thuê tối đa 2 cầu thủngoại, song chỉ được dùng 1 người trong sân. Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 có 11 đội nam, 11 đội nữdự tranh. Thay vì hai vòng, các đội chỉ đấumột vòng bảng duy nhất, chọn ra các đội vòng vòng đấu chung kết và phânhạng. Do giải nămngoái không có đội xuống hạng nênmùa này có tới 2 đội nam, 2 đội nữphải xuống chơi giải hạngA. GIẢI BÓNG CHUYỀN VÔĐỊCHQUỐC GIA: Xung quanh sự xuất hiện của 17 ngoại binh Ngoài việc áp dụng công nghệmắt thần (Video Challenge Eyes), nămnay Ban Tổ chức sẽ bầu chọn và trao giải “Hoa khôi Bóng chuyền” cho một nữ cầu thủhội đủ các yếu tố về sắc đẹp, chuyênmôn, tư cách, với phần thưởng 20 triệu đồng. MariaPerezGonzalez cao1m85. Megawati là tayđậpngười Indonesiađáng chú ý nhất. Napadet Bhinijdee sinh năm2002 có chiều cao1m94. NGAYNAY.VN 20 Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 THỂTHAO

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==