Ngày Nay số 286

1. Ngày 24/2, xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. “Châu Âu thanh bình” đã lùi vào dĩ vãng, một thế giới vĩnh viễn khác thế giới trước đó. XungđộtNga - Ukraineđã kéo theohàng loạt biếnđộng, ảnhhưởng lan rộngkhôngchỉ trong lãnh thổ châu Âu. Trước tiên là giá dầu thô đột ngột tăng theo chiều thẳng đứng. Nếu như vào đầu tháng Hai, giá dầu thô trung bình 100 USD/thùng, đến ngày 7/3 đã vọt lên 130 USD/thùng. Tiếp đó, giá nhiên liệu nhảy múa. Liênminh châu Âu (EU) vàMỹ đã áp dụng nhiều biện pháp cấm vận đối với Nga, trong đó có việc “khước từ” dầu mỏ và khí đốt. Động thái đó càng khiếngiádầumỏ thất thường, giá xăng dầu thành phẩm tại hầu hết các quốc gia lên cao. Lệnh cấm vận đối với nhiên liệu của Nga cũng đã khiến Moscow tìm kiếm bạn hàng mới, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất nhì thế giới. Sau dầu mỏ, là đến lương thực. Nga và Ukraine là hai quốc gia xuất khẩu lúa mì hàngđầu thếgiới. Chiến sựđã khiến việc xuất khẩu ngưng trệ, đẩy giá lương thực lên cao. Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc đã không ít lần phải cảnh báo nạn đói đang đe dọa toàn cầu do mất an ninh lương thực, trong đó, châu Phi hứng chịu đầu tiên. 2. Biến đổi khí hậu dẫn đến những hình thái thời tiết cực đoan được cho là rất khốc liệt trong nửa đầu nămnay. Tại châu Á, có nơi mưa như trút nước dẫn đến lụt lội, có nơi lại nóng như nung. Miền nam Trung Quốc đã và đang chứng kiến những THANH ĐỨC Chủ tịch Hội đồng Biên tập: NguyễnXuânThắng Tổng Biên tập: TrầnVănMạnh PhóTổng Biên tập: NguyễnHùng Sơn, PhạmHữuQuang, LêThị Lương Thư ký tòa soạn: Nguyễn LệHằng VănphòngTổngBiên tập: Tầng 1 nhà D3, khu 7,2 ha, PhốVĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội Tòa soạn: P201-202-203, Nhà B5, Khu Ngoại giao Đoàn, 298 KimMã, Ba Ðình, Hà Nội. Tel: (84-4) 22487777 - 22497777*Email: toasoan@ngaynay.vn Hotline: 096. 234. 1234 Vănphòngđại diện tại TPHCM: Lầu2-3, 58NguyễnBỉnhKhiêm, phườngĐaKao, Quận1. Số286 In tại: Nhà inTiếnBộ GPXB: Số 335/GP-BTTTT cấpngày 23/7/2015 Tạpchí Nhìn lại thế giới nửa đầu năm 2022 trậnmưa lịch sử trong vòng 100năm. Nhiềuđịa phương đã phải nâng báo động lên mức cao nhất. Quân đội được huy động vào hỗ trợ người dân vùng ngập lụt. Truyền thông nước này cho biết vào thời điểmđầu tháng Sáu đã xuất hiện hình thái “nước thuyền rồng” - chỉ việc mưa lớn liên tục, kéo dài và nước các sông lên cao, đặc biệt là con sông lớnDươngTử. Tại Ấn Độ và Pakistan, nắng nóng kéo dài ngay từ đầu tháng Năm, nền nhiệt lên cao bất thường, có ngày lên tới 50 độ C. Người dân gặp muôn vàn khó khăn. Số người phải nhập viện do say nắng cùng các bệnh đến từ nắng nóng tăng nhanh. Nắng nóng cũng bao phủ vùng Sừng châu Phi, khiến người dân như ngồi trên đống lửa. Đất đai khô cằn, nhiều diện tích đất sản xuất bị hoang hóa do xuất hiện tình trạng sa mạc hóa. 3. Trong lúc thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng kinh tế lại ló dạng. Nhiều định chế tài chính quốc tế cho rằng, kể từ năm 1980 tới nay, đây là lúc thế giới lại phải đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế. Mỹ - nền kinh tế dẫn đầu thế giới đang phải chật vật vì lạm phát, đặc biệt là giá xăng dầu lên cao. Đã rất lâu rồi người dânMỹmới chứngkiến cảnh xếp hàng mua xăng, xuất phát từ tâm lý lo sợ thiếu nguồn cung.Tính từđầunăm, trong vòng 6 tháng, người dân phải trả thêm khoảng 40%cho giá xăng tăng. Châu Âu cũng không ngoài vòng đe dọa của lạm phát. Các quốc gia hàng đầu EU như Đức và Pháp đã phải chật vật vì giá các mặt hàng hóa tiêu dùng lên cao. Ở nhiều nước Đông Âu, lạm phát đã tới gần 20%. Còn nhìnchung, lạmphát tạiMỹ và khu vực đồng tiền chung Euro đang ở mức 8,5-9%, mức cao nhất trong hơn 40 nămqua. Châu Á có vẻ ít chịu ảnh hưởngcủa sóng lạmphát hơn nhưng cũng không vì thế mà “dễ thở”. Chính phủ một loạt quốc gia nhưẤnĐộ, Malaysia, Indonesia, Philippines... đã phải tính đến việc trợ giá nhiều mặt hàng dân dụng, đặc biệt là giá xăng dầu. Trên phạm vi toàn cầu, các dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới đều đã giảm. Nếu như vào đầu năm, dự báo GDP toàn cầu năm 2022 ở mức 5,5% thì tới hết tháng Sáu, dự báo đã giảm xuống ở mức 2,9%. 4. Thời điểm đầu năm, nhiều quốc gia nới lỏng hoặc bỏ những hạn chế phòng, chống đại dịch COVID-19. Người ta cho rằng, hai năm dịch bệnh đã là quá đủ để loài người bỏ lại những ám ảnh chết chóc, tiếnvềphía trước. Nhiều ý kiến kêu gọi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “rút lại” tuyên bố đại dịch khẩn cấp toàn cầu. Nhưng biến thể Omicron xuất hiện với tốc độ lây lan ghê gớm, hơn cả biến thể Delta khiến cho những người lạc quan nhất cũng phải cân nhắc lại. Chưa hết, căn bệnh “viêm gan bí ẩn” ở trẻ em xuất hiện. Điều đáng sợ là các nhà khoa học không tìm được nguồn lây cũng như cơ chế lây. WHO đã phải tổ chức nhiều cuộc họp bàn nhưng cũng không đưa ra được khuyến cáo thực sự cần thiết. Cơn ác mộng viêm gan “lạ” chưa qua, dịch bệnh đậu mùa khỉ lại xuất hiện. Cho dù mới đây nhất, WHO không tuyên bố đây là đại dịch, căn bệnh này cũng đã lây lan ra hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đáng sợ là virus gây bệnh đậu mùa khỉ được cho là đã phát hiện trước đây chừng 50 năm, những tưởng nó đã chết hẳn, nhưng nay lại bất ngờ “sống dậy”. Phải chăng biến đổi khí hậu đã khiến nhiều loại virus gây bệnh xuất hiện trở lại? Nếu như giả thuyết đó có thật thì chúng ta còn phải đón đợi một cách bất đắc dĩ những điều khó khăn tưởng như đã lùi sâu vào dĩ vãng. Nhìn chung, nửa chặng đường của năm 2022 là thời gian thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức. Nửa cuối chặng đường có sáng hơn, đó vẫn là câu hỏi còn ở phía trước. n Giá xăng tăng do ảnhhưởng xungđột Nga - Ukraine. Xungđột Nga - Ukraine kéo theohàng loạt biếnđộng trên thếgiới. Nửa năm 2022 đã đi qua với nhiều biến động, giới quan sát cho rằng đó là nửa năm “nhiều điều khác thường” nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai... Lũ lụt ởTrungQuốc. Ảnh: Reuter. NGAYNAY.VN THẾGIỚI 23 Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==