Ngày Nay số 286

NGAYNAY.VN 14 Số287 - ThứNăm, ngày21/7/2022 KHOAHỌC Rừngởcác khu vựcnhiệt đới, ônđới trên thế giới đangbị suygiảmđáng kểvềkhảnăng phụchồi. TIN & TIN n Nămnước gây ô nhiễmnhất thế giới. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Climatic Change đã tính toán thiệt hại cụ thể gây ra bởi ô nhiễm của một số nước cụ thể, thay vì chỉ nói chung như trước. Theo đó, Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ là nguyên nhân khiến các nước khác thiệt hại 6.000 tỷ USD để xử lý các vấn đề về môi trường, trong đó các nước nghèo ở phía namđịa cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nghiên cứu sử dụng siêumáy tính để đánh giá tác động qua lại giữa các nước. Nghiên cứu này cũng cung cấp những ước tính có giá trị pháp lý về những thiệt hại tài chínhmà các quốc gia phải gánh chịu do các hoạt động gây biến đổi khí hậu của các quốc gia khác. n Khe nứt mở ra 14 tiếng trong từ trường Trái đất. Một vết nứt xuất hiện trong từ trường Trái đất gần đây và duy trì trạng thái hở suốt 14 tiếng, tạo ra luồng gió mạnh và hiện tượng cực quang. Vết nứt trong từ trường Trái đất sinh ra do một hiện tượng hiếm gặp gọi là vùng tương tác đồng xoay (CIR) từ mặt Trời. Các CIR phóng từ mặt Trời về phía Trái đất có thể chứa sóng xung kích và từ trường nén gây ra các hiện tượng thời tiết không gian đặc biệt, trong đó có cực quang. Các vết nứt xuất hiện trong từ trường Trái đất không phải điều bất thường. Từ trường hoạt động như một lá chắn bảo vệ hành tinh xanh khỏi những cơn bão phóng ra từ mặt Trời. n 55.000 cá voi trắng di cư tới vịnh biển Canada. Hình ảnh hàng chục nghìn con cá voi trắng bơi trên vùng biển Bắc Cực được tàu nghiên cứu Delphi chia sẻ ngày 15/7 với thông điệp bảo vệ hệ sinh thái và băng biển. Camera ghi hình phát trực tiếpmỗi năm khi đàn cá voi trắng 55.000 con di cư tới vùng nước nông ở vịnh Hudson. Theo Stephen Petersen, giámđốc bảo tồn và nghiên cứu ở Khu bảo tồn công viên Assiniboine của Canada, vịnh biển này bị băng chặn vàomùa đông, buộc cá voi trắng bơi về phương bắc, nơi có nhiều vùng biển rộng hơn, nhưng vàomùa hè, cá voi quay trở lại. PV (tổnghợp) Rừng trên khắp thế giới đang mất dần khả năng phục hồi và trở nên dễ bị xáo trộn hơn khi hành tinh của chúng ta nóng lên. Điều đó đặc biệt đúng đối với các hệ sinh thái ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và khô hạn trên thế giới, theo một nghiên cứu mới nhất được công bố. Đến thời điểm nhất định, một số khu rừng có thể tiếp cận một loại điểm tới hạn - ngưỡng đưa chúng rơi vào sự suy giảm nhanh chóng. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu cho thấy, nhiều khu rừng có thể không còn khả năng phục hồi hoàn toàn. Thay vào đó, nó có thể biến đổi hoàn toàn thành một số hệ sinh thái khác, như đồng cỏ hoặc xavan. Rừng nhiệt đới Amazon rộng lớn là một trong những đối tượng được giới nghiên cứu quan tâm nhất. Các vùng rộng lớn của Amazon đã phải chịu hậu quả của nạn phá rừng từ rất lâu. Nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Lượng mưa giảm, hạn hán gia tăng và cháy rừng tàn phá đang gây ra những tổn hại cho khu rừng nhiệt đới mang tính biểu tượng này. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự ấm lên liên tục của hành tinh, kết hợp với nạn phá rừng đang diễn ra và những xáo trộn khác của con người cuối cùng sẽ đẩy Amazon qua một điểm không thể quay trở lại. Vượt quá ngưỡng này, hệ sinh thái có thể đi vào vòng xoáy suy giảm không thể ngăn cản, cuối cùng biến đổi từ rừng nhiệt đới tươi tốt thành xavan cỏ. Báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho rằng điểm bùng phát của Amazon có thể xảy ra trước cuối thế kỷ này. Ngay sau khi báo cáo của IPCC được công bố, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Climate Change cũng cảnh báo rằng Amazon đã mất khả năng phục hồi trong ít nhất một vài thập kỷ. Điều đó có nghĩa là nó đã tiến gần hơn đến điểm bùng phát dự kiến. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Florence ở Italia đã sử dụng kỹ thuật học máy để phân tích dữ liệu 20 năm về thảm thực vật toàn cầu, từ năm 2000 đến năm 2020. Họ sử dụng dữ liệu vệ tinh về năng suất hệ sinh thái - một chỉ số về sức khỏe của cây cối để đánh giá tốc độ và mức độ dễ dàng mà rừng có thể phục hồi sau những xáo trộn. Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều khu rừng đang Ngày càng khó PHỤC HỒI RỪNG Thế giới ấm lên, rừng ngày càng kém khả năng phục hồi sau khi phải chịu hỏa hoạn, hạn hán và các thảm họa khác liên tiếp giáng xuống. phát triển trong khả năng phục hồi. Họ cho rằng sự ấm lên và tăng tỷ lệ carbon dioxide có thể bù đắp những tác động tiêu cực khác của biến đổi khí hậu ở những khu vực này, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngay cảmột số khu rừng có khả năng phục hồi cục bộ cũng đang bị mất khả năng phục hồi, bao gồm các khu vực miền trung nước Nga vàmiền tây Canada. Rừng nguyên vẹn - là những khu rừng không do con người quản lý hoặc khai thác - có xu hướng bắt đầu có khả năng phục hồi ở mức cơ bản cao hơn. Tuy nhiên, cả rừng nguyên sinh và rừng được quản lý đều đang cho thấy những dấu hiệu mất dần khả năng phục hồi theo thời gian với tốc độ tương tự. Điều đó cho thấy sự sụt giảmkhông liênquanđến các kỹ thuật quản lý conngườimà chúngbị thúcđẩybởi biếnđổi khí hậu. n PHƯƠNG LY (theo Scientific America) Cháy rừngAmazongây hậuquảnặngnề chobiếnđổi khí hậu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==