Ngày Nay số 286

Những mảnh ghép rời rạc 1. Bà 75 tuổi. Tóc bạc phơ. Ở phòng bệnh lao xao nói về đám cháy chợĐọ. Bà bảo: - Tôi từng đến chợ Đọ rồi đấy! Nhưng giờ chả nhớ nó ở đâu. - Bà ơi, thế nhà bà ở đâu? - Tôi ở Lương Tài. Tôi lên Bắc Ninh ở với con trai 5 năm rồi.Nhưngtôi chưacảđếnđền Chúa Kho - bà chépmiệng. - Thế hômnào bà bảo con bà đưa đi bà ạ. - Tôi yếu lắm! Mang tiếng ở Bắc Ninh nhưng chẳng biết đâu cả. Có lần em nó đưa lên cái vườn hoa đẹp lắm, nhưng đi một tí tôi đòi về vì mỏi. - Vâng, bà chữa tích cực lên. Khỏe rồi bà bảo con bà đưa bà lên đền Giếng bà nhé! Ởđấy cónhàhát Quanhọđẹp lắm. - Tôi nhiều bệnh. Con tôi đã cho tôi đi Sài Gòn cấy tế bào gốc đấy. Nhưng tôi già quá, không đỡmấy. - Ôi conbà cóhiếuquá! Bõ công đẻ bà nhỉ. - Ừ, tôi tiếc tiềnbảomẹgià rồi chữa phí tiền. Em nó bảo mẹ sống thêm vài ngày con cũng vui. - Cảm động quá! Cháu mừng cho bà! Cháu sẽ kể câu chuyện này với con cháu để nó học tập. Mình lặng đi! Cảm động về sự tử tế của con trai bà. Và mình nghĩ về người con dâu bà dù bà chẳng kể nửa câu về cô ấy. Đằng sau một người con trai hiếu nghĩa luôn có sự đồng thuận của người con dâu tử tế. Mừng cho bà - người mẹ hạnh phúc. 2. Bà cũng 75 tuổi. Gày và nhanh nhẹn. Ngày nào điều trị lazer cùng bà mình cũng thấy bà mở nhạc tưng bừng. Hôm nay, bà loay hoay mãi không mở được. Bà lẩmbẩm: - Sao thế nhỉ? Mở mãi không được. - Bà để cháu giúp. Tôi với tay sang giường bà. - Bà ơi, bà nghe nhạc thì mở trên YouTube dễ tìm hơn bà ạ. - Tôi không biết tìm YouTube như thế nào. - Đây bà nhé, để cháu cho nó hiện luôn trên màn hình chính nhé. Bà chỉ việc thế này thế này là tìmđược. - Thế cô làmgì? - Cháu là giáo viên ạ. - Cô dạy cấp 1 hay cấp 2? - Cháu dạy cấp 3 ạ. - Giỏi nhỉ. Cô ở đâu? - Cháu sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh bà ạ. - À, thế dạng tiểu thư rồi. Làmgì biết ruộng đồng nhỉ? -Vâng, cháuđược chiều từ bé. Chỉ đi học thôi bà ạ. Cháu chả biết làmviệc nặng nên đã yếu càng yếu. - Tôi thích nghe hát lắm. Mỗi bài hát đều gợi nhớ kỷ niệm. Xưa sinh viên cô học ngoại ngữ gì? - Cháu học tiếngNga ạ. - Thế cô mở nhạc Nga đi. Tôi thích nghe lắm. Mở cho bà nghe mấy bài Đôi bờ, Cây Thùy dương... Bà như sống lại ký ức xưa, kể thôi rồi kỷ niệm. Nghe bà lại nghĩ đến mình của 20 năm sau. Chắc nếu vào viện cũng thèm người nói chuyện, thèm kể chuyện ngày xưa (mà thường bọn con cháu chả thèm nghe nữa). Rồi bà thởdài: Nhưng tôi vất vả lắm! Không muốn bà phải sống lại hồi ức khổ, mình lái câu chuyện: - Bà ơi, bà nghe nhạc trẻ bao giờ không? - Tôi không biết mở. - Bà nghe thử nhé! Biết đâu bà thích. Mình mở cho bà nghe bài Xin lỗi do Nguyên Hà hát. Bà nghe rất chú tâm rồi bảo: Cũng hay nhỉ. Nhẹ nhàng, êm ả. - Vâng bà! Thi thoảng bà nghe nhạc trẻ bà nhé! Bà sẽ thấy trẻ ra đấy! 3. Chiều, mình chào mọi người về. Bà nhìn theo bâng khuâng: Cô giáo ra viện sớm thế! - Vâng! Cháu chúc bà nhanh khỏe bà nhé! Chào mọi người về, thấy nhơ nhớ! Phòng bệnh hình như là nơi người ta sống thật với nhau nhất. Ở nơi ấy, những người bệnh tựa vào nhau để vượt qua nỗi buồn bệnh tật. n Ở Đà Nẵng, nếu lười, bước chân ra khỏi cửa khách sạn, là bạn có thể gặp cơman lựa chọn ẩm thực để qua bữa. Nhưngmà bạn nên bớt lười đi một chút. Bớt lười một chút, đi bộ vào những phố nhỏ, nơi dân cư sống, bạn sẽ có những trải nghiệmẩm thực tử tế, có tinh thần ẩm thực. Cũng là bát mỳ Quảng. Nhưng trong khu dân cư, bát mỳ Quảng là tác phẩm của những cô chủ quán kiêmphục vụ bàn. Quả trứng có hương thơm của sự tươi mới, con tôm, miếng thịt được rim cẩn thận, săn chắc đậmđà, đủmặn ngọt chua cay. Bát mỳ có sự hoà quyện nhuần nhuyễn, gắn bó và thân tình. “Nhà em cũng có quán ngoài đường. Dịp đông khách em cũng phải ra phụ. Nhưng nấu ngoài đường khác” - cô chủ quán vừa buộc lại mái tóc vừa tâm sự. Ngoài đường, xe đỗ lại, cảmấy chục người đổ xuống, họ chỉ cần đồ ra nhanh, chụp ảnh và ăn, rồi lên xe đi, nhưmột cơn gió. Trong này, khách là hàng xóm láng giềng, lệch vị cái là bà con thấy ngay, vui thì bị mắng, không vui mai chả ai ăn nữa. Mởmột cửa hàng nhỏ trong khu dân cư, làm chỉ đủ ăn thôi. Quán to ngoài phố, vị trí đẹp thì kiếm tốt lắm. Nhưngmà gặp mùa vắng khách, cái quán nhỏ trong này là sinh kế hàng ngày. Du lịch giá rẻ tạo nên các công thức dịch vụ kiểu nhanh - tiện - rẻ màu mè, các tiểu cảnh check-in dễ dãi. Nhưng nó khiến cư dân bản địa đánh mất bản sắc trong lối sống của mình. Nó cũng tước đoạt những trải nghiệm đáng giá của du khách. n TÂM TÌNH FACEBOOK Ẩm thực tử tế PHẠM TRUNG TUYẾN CHU HOÀI THƯƠNG Phòng bệnh hình như là nơi người ta sống thật với nhau nhất. NGAYNAY.VN 21 TẢNVĂN Số287 - ThứNăm, ngày21/7/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==