Ngày Nay số 286

NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số287 - ThứNăm, ngày21/7/2022 Bảo vệ sức khỏe có bao giờ thừa? “Tiêm vaccine không những giúp tránh bị MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảmmức độ nặng nếu trẻ bị MIS-C. Với trẻ từ 12-18 tuổi, theo nghiên cứu của Mỹ, ước tính hiệu quả của 2 liều vaccine Pfizer chống lại MIS-C là 91%. Một nghiên cứu lớn tại Đan Mạch cũng khẳng định vaccine COVID-19 có hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi MIS-C là 94%”. PGS.TS Trần Minh Điển Chủ quan Một năm về trước, thống kê của Google Trends cho thấy, vaccine COVID-19 xếp thứ ba trong số những tin tức được tìm kiếm nhiều nhất năm2021. Riêng tại Việt Nam, cơn sốt vaccine từng khiến nhiều người lo lắng. Một số người thành thật kể, họ từng không mong chờ gì hơn ngoài tin nhắn thông báo đi tiêmvaccine. Nhưng đến nay, sau khi dịch COVID-19 đã vượt đỉnh, cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc thì tốc độ tiêm vaccine chững lại đáng kể. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 4 tháng từ ngày 1/11/2021 đến 28/2/2022 - khoảng thời gian cao điểm tiêm vaccine, đã có 111.695.220 liều được tiêm, trung bình 930.793 liều/ngày. Nhưng 4 tháng sau đó, tính đếnhết ngày30/6, chỉ có tổng cộng 37.155.458 liều được tiêm (giảm 33,26%), trung bình 304.552 liều/ngày (giảm 32,71%). Với nhóm từ 12-17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 3 hiện chỉ đạt 15,4%. Độphủmũi 4 cũng khá thấp, tính đến ngày 13/7, số liều vaccine mũi 4 được tiêmmới chỉ là 6.049.410 liều, đạt tỷ lệ 30%. Tiêmđủ 3mũi, lại đã từng “dính COVID-19”một lần, anh Phạm Tuấn Minh (30 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) tự tin cơ thể đã có thừa kháng thể để chống lại virus. Anhnói, đã trải qua COVID-19 nên không sợ, nếu không may nhiễm thêm lần nữa thì “cùng lắm chỉ hắt hơi, sổ mũi thôi, ở nhà uống thuốc cảm, ăn hoa quả mấy ngày là khỏe”. Hỏi anh nếu nặng hơn thì xử trí thế nào, Một năm trước, nhiều người dân kiên nhẫn xếp hàng dài tại các địa điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng giờ đây, không ít người thờ ơ với việc tiêm vaccine, dù đây là biện pháp hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong tình hình mới. VIỆT KHÔI anh cười, trở nặng thì cũng không thành vấn đề, vì thuốc đặc trị đã được bày bán công khai ở các hiệu thuốc. Vậy nên dù ở địa phương đã gọi đi tiêm mũi 4 nhưng anh vẫn “lười”đi. Anh Minh nói vui, muốn biết người dân bây giờ “dửng dưng” với con virus SARSCoV-2 thế nào, cứ đi nhậu là biết. Hồi xưa, trên bàn nhậu màcóF1, F2 làcảhội xanhmặt rồi giải tán ngay. Còn bây giờ, chẳng ai quan tâm anh là F1 hay F2 đâu, có là F0 đi chăng nữa thì vẫn ngồi tiếp! “Ngoài người lớn tuổi với người có bệnhnền ra thì giờmấy ai còn sợ COVID nữa!”, anh Minh nói giọng đầy chủ quan. Đó là tâm lý chung của đại bộ phận người dân đã tiêm vaccine hoặc đã từng nhiễm COVID-19 hiện nay. Có kháng thể trong người, nguồn lực chữa và phòng bệnh luôn sẵn sàng, dường như người dân không còn quan tâm mấy đến “sát thủ” Ám ảnh vì tin giả Ngoài những lý do dễ nói, nhiều người còn ôm nỗi lo ảnhhưởng lâudài của vaccine phòng COVID-19 tới sức khỏe mỗi người, đặc biệt là những gia đình có trẻ em đang tuổi ăn tuổi lớn. Dù đã tiêm 2 mũi nhưng anh Nguyễn Đăng Khoa (42 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn tỏ ra băn khoăn với vaccine COVID-19.Từngđọccác thông tin dạng tin giả trên mạng xã hội như vaccine có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, hay vaccine có thể làm biến đổi ADN của con người, anh Khoa vẫn khá lo lắng tác động lâu dài của vaccine tới sức khỏe. Anh không đồng ý cho cậu con trai đang học lớp 5 đi tiêmmũi thứ hai, vì lo nhỡ sau này con trai mình bị mất khả năng sinh sản, nhỡ cháu mình sau này sức khỏe yếu, hoặc bị dị tật sau khi sinh... Và còn nhiều cái “nhỡ” khác nữa, khiến anh nói không với việc tiêmvaccine cho trẻ em. Những phụ huynh có cùng mối lo như anh Khoa không phải là ít. Theo thống kê ngày 16/7 của Bộ Y tế, tính riêng đối tượng trẻ từ 5-12 tuổi, cả nướcmới chỉ có 60,7% đã tiêm mũi 1, và 27,1% đã tiêm mũi 2. Riêng tại Hà Nội, theo thông tin từ Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương công bố ngày 3/7, số trẻ không được tiêm chủng do gia đình không đồng ý chiếm29,66%. Trong khi đó, rất nhiều bác sĩ, nhà khoa học trong nước và thế giới tuyên bố vaccine COVID-19 đảm bảo an toàn với sức khỏe người tiêm về lâu dài. Giáo sư Christine Falk, Chủ tịch Hiệp hội miễn dịch học Đức cho biết, với những loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer hoặc Moderna (dạy các tế bào cách tạo protein giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể), tế bào của chúng ta sẽ phá vỡ và loại bỏ mRNA trong vòng vài ngày sau khi tiêm chủng, do đó không thể gây ra bất kỳ hiệu ứng lâu dài nào. Còn với những loại vaccine vector virus như AstraZeneca (cung cấp vật chất di truyền đến nhân tế bào để cho phép tế bào xây dựng khả năng bảo vệ chống lại COVID-19), các virus vector không có cơ chế cần thiết để tích hợp vật chất đã khiến hơn 6 triệu người trên thế giới tử vong. Chủ đề người ta thường bàn tán giờ là tình hình công việc sau dịch bệnh thế nào, sắp tới đi du lịch ở đâu..., tuyệt nhiên không còn ai quan tâm hôm nay có bao nhiêu ca nhiễmmới hay tiêm vaccine ở đâu. Người dânđi tiêmvaccinemũi 4 tại phườngPhúĐô, quậnNamTừ Liêm.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==