Ngày Nay số 288

NGAYNAY.VN 15 Số288 - ThứNăm, ngày28/7/2022 SỨCKHỎE THÚY HÀ Hai người đã chết sau khi kết quả xét nghiệm dương tính với virus Marburg ở miền namAshanti của Ghana, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết ngày 18/7 và xác nhận kết quả xét nghiệm từ phòng thí nghiệmcủa Ghana. Căn bệnh do virus Marburg có khả năng lây nhiễm cao tương tự như virus Ebola và chưa có vaccine. Theo WHO, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này có thể lên tới gần 90%. Virus Marburg là gì? Marburg là bệnh sốt xuất huyết do virus cùng họ với Ebola gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Theo Trung tâmKiểmsoát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, Marburg là virus RNA độc nhất về mặt di truyền của động vật thuộc họ filovirus. Theo WHO, virus ban đầu được truyền sangngười từdơi ăn quả. Trong một số trường hợp, Marburg cũng lây lan giữa các loài linh trưởng, bao gồmgiữa người với người, với các triệuchứngnghiêmtrọng. Mặc dù CDC cho biết không rõ virus lần đầu tiên lây lan từ vật chủ động vật sang người bằng cách nào nhưng virus có thể lây lan dễ dàng giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể như máu, nước bọt hoặc nước tiểu. Nó cũng có thể lây lan qua các bề mặt hoặc vật liệu tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị bệnh. Người thân và nhân viên y tế là nhóm dễ bị tổn thương nhất vì họ tiếp xúc gần bệnh nhân, thi thể vẫn có thể phát tán virus cho người chôn cất. Theo CDC, Marburg cũng có thể lây lan qua tinh dịch của đàn ông đã khỏi bệnh, do virus có thể tồn tại trong một số chất dịch cơ thể của bệnh nhân đã khỏi bệnh, ngay cả khi họ không còn các triệu chứng bệnh nặng. Hiện không có bằng chứng cho thấy virus Marburg có thể lây lan qua đường tình dục, hoặc các tiếp xúc khác với dịch âm đạo của phụ nữ từng mắc bệnh. Triệu chứng Theo WHO, các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu đột ngột trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi nhiễm virus. Các dấu hiệu bao gồm sốt, đau nhức đầu dữ dội, đau cơ, tiêu chảy. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), hơn 50% bệnh nhân nhiễm virus Marburg gặp phải các triệu chứng tiêu hóa như chán ăn, khó chịu ở vùng bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, khi bệnh trở nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như chảy máu ồ ạt, mất máu, xuất huyết nghiêm trọng, rối loạn chức năng đa cơ quan trước khi tử vong. Các trường hợp tử vong thường xảy ra ở ngày thứ 8 - 9 kể từ khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khởi phát bệnh. Phòng ngừa và điều trị bệnh thế nào? Hiện nay, chưa có các loại thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa bệnh do virus Marburg gây ra. Thay vào đó, các bệnh nhân bị nhiễm virus sẽ được điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ như truyền nước, duy trì nồng độ oxy, sử dụng thuốc điều trị từng triệu chứng như thuốc ổn định huyết áp, thuốc hạ sốt, thuốc chống tiêu chảy và nôn mửa, từ đó giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân. Thường xuyên rửa tay, sử dụng găng tay, đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc ở cự ly gần với người bệnh cũng là một biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. n Bộ Y tế mới đây đã ban hành vănbảnđiều chỉnh, làm rõ cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêmmũi 3, mũi 4. Công văn nêu: Trong thời giangầnđây, tìnhhình dịch COVID-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05... Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh. Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine phòng COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua có những thông tin chưa chính xác về cách gọi tên các mũi tiêm. Vì vậy, để thống nhất và tăng cường hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch mới có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh, làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm. Về tiêmmũi 3: Người trên 18 tuổi: Tiêmngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh (hướng dẫn cũ là khoảng cách ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản). Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tiêm ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng (hướng dẫn cũ là khoảng cách ít nhất là 5 tháng sau mũi 2; người đã mắc COVID-19 tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng). Về tiêmmũi 4: Tiêm ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng (theo hướng dẫn cũ, khoảng cách ít nhất là 4 tháng saumũi 3. Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 thì tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3). Như vậy, so với hướngdẫn cũ, Bộ Y tế điều chỉnh thời gian tiêm mũi tiếp theo ngay sau khi đủ thời gian thay vì đưa ra khoảng thời gian tối thiểu. Điều này nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm, tránh tình trạng trì hoãn hoặc du di thời gian. Với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng. MINHANH Lo ngại virus mới gây tỷ lệ tử vong đến gần 90% Điều chỉnh thời gian tiêm các mũi vaccine phòng COVID-19 Để thốngnhất và tăngcường hơnnữacông tác triểnkhai tiêmchủngvaccinephòng COVID-19, BộY tếđiềuchỉnh, làmrõvề cáchxácđịnhcác mũi tiêmvà thời gian tiêm mũi 3,mũi 4. Một loại virus gây chết người khác đã xuất hiện ở Tây Phi khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==