Ngày Nay số 288

NGAYNAY.VN 17 Số288 - ThứNăm, ngày28/7/2022 VĂNHÓA Vết bẩn trên đoàn tàu “du lịch” Bên cạnhmặt tích cực, mặt trái của sự phục hồi du lịch cũng tái xuất hiện như hoạt động chèo kéo khách, rác thải, ô nhiễm môi trường, dịch vụ không như quảng cáo… Đánh rơi tiêu chí thân thiện Mới đây nhất, rạng sáng 10/7, một vụ xô xát giữa hai người đàn ông ngoại quốc có biểu hiện say rượu và một nhóm người Việt Nam tại phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được quay lại và đưa lên mạng xã hội. Theohình ảnh clip ghi lại, một nhóm khoảng 3 người đàn ông đã dùng ghế nhựa, chai bia liên tục tấn công một khách nước ngoài. Vị khách nước ngoài cũng xông vào đấm lại trước khi rời đi. Sau vụ ẩu đả, các bên không trình báovới cônganphường, song do tính chất của sự việc liên quan đến người nước ngoài, Công an quận Hoàn Kiếm đã lập hồ sơ những người liên quan và làm rõ nguyên nhân. Cách đó hơn một tuần, ngày 1/7, Sở Du lịch Hà Nội nhận được thông tin phản ánh của khách sạn Apricot Hà Nội (số 136 phố Hàng Trống, HoànKiếm) vềviệcmột khách nước ngoài đi taxi từ khu vực hồ Hoàn Kiếm đến khu đô thị tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phải trả 400.000 đồng - cao hơn nhiều so với thông thường. Sau khi nhận phản ánh, Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chuyển thông tinphản ánh của khách du lịch đến Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội để được xemxét, giải quyết. Qua rà soát, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xác định xe taxi BKS 30A-780.62 đã thu quá giá cướcđối với bàDabrowska Malgorzata - quốc tịch Ba Lan. Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chínhvới lái xe taxi làbà Phạm Thị Ngọc và yêu cầu trả lại số tiền, xin lỗi du khách. Trước đó, ngày 5/5, khoảng 3 giờ sáng, Công an quận Hoàn Kiếm nhận thông tin 2 du khách người Nga bị lái xe taxi chiếm đoạt điện thoại tại khu vực đường Hàng Bông. Sau khi xác minh, đến trưa cùngngày, Công anquận HoànKiếmđã làmrõngười lái xe taxi có hành vi trên là Trần Quốc Hưng, sinh năm 1988, ở Nam Định. Hưng đã giao nộp 2 chiếc điện thoại của 2 nữ du khách. Công an quận Hoàn Kiếm đã trao trả tài sản cho 2 du khách người Nga ngay trong ngày. Những vụ việc thiếu thiện cảm liên quan đến khách nước ngoài liên tiếp xuất hiện tại Thủ đô khiến đoàn tàu du lịch đang chuyển động tích cực sau mùa COVID-19 bị nhuốmbẩn. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc AZA Travel, Phó Chủ tịch CLB Du lịch Thủ du lịch có tính quyết định đi cùng với công tác tuyên truyền”, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết. Đẩy mạnh thực hện Bộ quy tắc ứng xử Để hạn chế những mặt trái khi phát triển du lịch, từ tháng 3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước; trong đó quy định cụ thể những điều cần làm đối với từng đối tượng tham gia hoạt động du lịch. Hà Nội cũng ban hành bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng vào tháng 3/2017 sau hơn 5 năm lấy ý kiến chuyên gia, cộngđồng. Sau khi hai Bộquy tắc ứngxửnàyđược banhành cùng thời điểm năm 2017, PGS.TS Phạm Hồng Long, trưởng khoa Du lịch (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốcgiaHàNội) cũng đã được SởDu lịchHàNội mời giảng tập huấn cho cán bộ cơ sở. “Cả hai bộ quy tắc này khi xác định liên quan đến hành vi ứng xử với du khách đều có những điểm chung mang tính quy tắc trong giao tiếp, ứng xử như thân thiện, không gây gổ, dùng bạo lực…”, PGS. TS PhạmHồng Long, cho biết. Từ góc độ nghiên cứu, PGS.TS Phạm Hồng Long cho biết: “Khảo sát tại nhiều điểm du lịch, thời kỳ ban đầu khi ít khách (cả khách quốc tế lẫn khách nội địa), cư dân bản địa vẫn giữ được vẻ chất phác, thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, khi khách đến đông sẽ dẫn tới mâu thuẫn từ nhiều khía cạnh như môi trường, tiếng ồn, giao thoa văn hoá dẫn đến những sự pha tạp, lai căng… Khi đó, người dân sẽ chỉ nhìn về khía cạnh kinh tế. Với người dân phố cổ Hà Nội, khi lượng khách trở nên đông thì hoạt động của khách du lịch trở nên quen thuộc và họ thấy bình thường như chính cư dân bản địa. Điều này cũng sẽ đẫn đến ứng xử như cư dân bản địa”. “Mâu thuẫn sẽ xảy ra khi gắn với lợi ích kinh tế và áp lực du khách đông. Điều này cần sự điều phối của cơ quan quản lý Nhà nước trong điều phối hoạt động du lịch như giãn bớt lượng khách qua các điểm lân cận. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các tổ chức sau 2 năm bị ảnh hưởng COVID-19 khiến du lịch “đóng băng” và có phần mai một về thông tin của Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội”, PGS.TS Phạm Hồng Long nhận định. Trong quá trình phục hồi du lịch và đang đón mùa cao điểm khách quốc tế từ tháng 9, các điểm đến du lịch Hà Nội, nhất là khu phố cổ là trung tâm giao lưu với nhiều hoạt động về đêm sớm tái khởi động tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và đối với Hà Nội là bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Hơn ai hết, chính quyền địa phươngphải là“quan tòa”, có vai trò quan trọng trong việc xử lý tình huống phát sinh trong đời sống giữa du khách và cư dân. n HẢI THANH đô cho biết: Những tiêu cực và mặt trái của hoạt động du lịch đã có từ lâu. Trước khi xảy ra dịch COVID-19, những hoạt động chèo kéo, bán hàng giá cao, “chặt chém” khi đi taxi… cũng đã diễn ra và được báo chí phản ánh. Cơ quan quản lý cũng nhiều lần phải vào cuộc, thậm chí mở các đợt truy quét nhưng vẫn ngấm ngầm hoạt động. Theo phản ánh của đơn vị làm du lịch trong phố cổ Hà Nội, hoạt động chèo kéo khách mua hàng cũng đã xuất hiện tại khu vực phố cổ Hà Nội thời gian gần đây khi hoạt động du lịch sôi động trở lại. “Xô xát giữa một nhóm thanh niên và du khách nước ngoài và qua cũng là lời cảnh báo về văn hoá ứng xử tồn tại giữa cư dân bản địa và du khách quốc tế đang trong giai đoạn du lịch phục hồi và cần có giải pháp để hiện tượng này không tái diễn. Để làm được điều này, vai trò của chính quyền địa phương của điểm đến Việc tuyên truyền vềquy tắcứngxử vănminhdu lịch cầnđẩymạnh từ cácbênnhưngười làmdu lịch, cưdân củađiểmđếnvàcả chínhdukhách. Nhiều lái xe chèokéo, bắt kháchkhôngđúngnơi quyđịnh tại Huế. Cônganquận HoànKiếmđã trao trả tài sản cho2dukhách người Nga.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==