Ngày Nay số 288

Ủy ban cố vấn Thủ đô Sách thế giới của UNESCO bao gồm đại diện của Liên đoàn các đơn vị phát hành sách châu Âu và quốc tế (EIBF), Diễn đàn các tác giả quốc tế (IAF), Liên đoàn các Hiệp hội Thư viện Quốc tế (IFLA), Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế (IPA) và UNESCO. Ủy ban sẽ phụ trách việc kiểm tra và lựa chọn các hồ sơ đăng ký từ các thành phố gửi về. Đây được xem là một nỗ lực đặc biệt để lần lượt kêu gọi sự tham gia của tất cả các khu vực trên thế giới, phù hợp với nguyên tắc cân bằng địa lý và tuân theo các tiêu chí chất lượngkhác nhau. Hội đồngđề cử sẽ họpmột lần hàng năm. Tổng Giám đốc UNESCO là người chỉ định những thành phố nào được chọn làm Thủ đô Sách sau khi tham vấn cả bên liên quan cùng các thành viên khác của Ủy ban cố vấn. Việc đề cử danh hiệu Thủ đô Sách thế giới thể hiện một sự công nhận mang tính biểu tượng quan trọng, đồng thời có tínhhiệuquảvềmặt truyền thông và quảng bá cho chính thành phố đó. Guadalajar - Thủ đô Sách Thế giới năm 2022 Thành phố Guadalajara, Mexico, đã làThành phố Sáng tạo củaUNESCO từ năm2017, được vinh danh là Thủ đô Sách thế giới vào năm2022. Chương trình đề xuất của Guadalajara tập trung vào ba trục chiến lược: Mở ra không gian công cộng thông qua các hoạt động đọc sách trong côngviênvànhữngnơi dễ tiếp cận khác; Tăng cường gắn kết xã hội thông qua các hội thảo đọc và viết cho trẻ em; Củng cố bản sắc của từng khu phố bằng cách sử dụng kết nối giữa các thế hệ, kể chuyện và thơđườngphố. Với tư cách là Thành phố Sáng tạo của UNESCO về Nghệ thuật Truyền thông, Guadalajara đã hỗ trợ các tài năng địa phương và thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo thông qua các sáng kiến đặt nghệ thuật truyền thông làm trọng tâm trong các chương trình của mình, bao gồm cả Hội chợ Sách Quốc tế nổi tiếng thế giới. Thành phố đang tận dụng các tài sản văn hóa của mình như thư viện, phòng đọc, hiệu sách, nhà xuất bản độc lập, để cải thiện các chính sách phòng chống bạo lực, thúc đẩy quyền con người, bình đẳng giới và văn hóa hòa bình. Những nguồn lực này cũng được dùng để khai thác tiềmnăng to lớn của sách nhằmđóng góp vào quá trình chuyển đổi xã hội. Accra - Thủ đô Sách thế giới năm 2023 Accra của Ghana được UNESCO lựa chọn làm Thủ đô Sách thế giới năm 2023, dựa trên những hoạt tập trung mạnh mẽ vào giới trẻ cùng tiềm năng đóng góp vào nền văn hóa và sự giàu có của Ghana. Accra đề xuất kế hoạch sử dụng sức mạnh của sách nhằm thu hút những người trẻ, như một cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng cho thế hệ tiếp theo, khuyến khích phát triển kỹ năng nghề nghiệp để kích thích sự chuyển đổi kinh tế xãhội củađất nước. Kếhoạchcũnghướngđến các nhóm có mức độ mù chữ cao bao gồm phụ nữ, thanh niên, người di cư, trẻ em lang thang và người khuyết tật. Các biện pháp được thực hiện bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng trường học và cộng đồng và hỗ trợ thể chế cho việc học tập suốt đời, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động như giới thiệu các thư viện di động để tiếp cận các nhómyếu thế; tổ chức các hội thảo để thúc đẩy việc đọc và viết sách bằng các ngôn ngữ khác nhau của Ghana; thành lập các trung tâm đào tạo và kỹ năng cho thanhniên thất nghiệp; và tổ chức các cuộc thi giới thiệu nghệ thuật và văn hóa của Ghana. Strasbourg - Thủ đô Sách thế giới năm 2024 Ngày 20/7/2022, UNESCO đã ra thông cáo chính thức công nhận Strasbourg của Pháp là Thủ đô Sách thế giới năm2024. UNESCO và Ủy ban Cố vấn Thủ đô Sách Thế giới đã bị ấn tượng bởi sự tập trung mạnh mẽ của Strasbourg vào sách nhằm đáp ứng những thách thức của căng thẳng xã hội và biến đổi khí hậu, với các chương trình như “Reading for the Planet” (Đọc sách vì Hành tinh). Thành phố nhấn mạnh khả năng của sách trong việc khuyến khích tranh luận và thảo luận về các mối quan tâm liên quan đến môi trường và kiến thức khoa học, tập trung vào những người trẻ tuổi như những tác nhân của sự thay đổi. Thành phố Strasbourg cũng được khen ngợi về di sản văn học và các hoạt động nổi bật trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như âmnhạc, sân khấu... Thành phố có kinh nghiệmđáng kể trong việc tổ chức các sự kiện hướng ngoại quy mô lớn. Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay nói: “Trong những thời điểm không chắc chắn, nhiều người tìm đến sách như một nơi nương tựa và chốn khởi nguồn ước mơ. Sách vừa là thú giải trí vừa là công cụ giáo dục. Chúng ta phải đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận tri thức thông qua sách và văn hóa đọc. Đây là lý do tại sao mỗi năm UNESCO đều chỉ định một thành phố trở thành Thủ đô Sách Thế giới”. n THƯƠNG HUYỀN Khám phá các Thủ đô Sách thế giới CÁC THỦ ĐÔ SÁCH THẾ GIỚI TỪNG ĐƯỢC UNESCO CHỈ ĐỊNH Madrid, Tây Ban Nha (2001), Alexandria, Ai Cập (2002), New Delhi, Ấn Độ (2003), Antwerp, Bỉ (2004), Montreal, Canada (2005), Turin, Italia (2006), Bogota, Colombia (2007), Amsterdam, Hà Lan (2008), Beirut, Lebanon (2009), Ljubljana, Slovenia (2010), Buenos Aires, Argentina (2011), Yerevan, Armenia (2012), Bangkok, Thái Lan (2013), Port Harcourt, Nigeria (2014), Incheon, Hàn Quốc (2015), Wroclaw, Ba Lan (2016), Conakry, Cộng hòa Guinea (2017), Athens, Hy Lạp (2018), Sharjah, UAE (2019), Kuala Lumpur, Malaysia (2020), Tbilisi, Georgia (2021). Bức tượnghai đứa trẻđang đọc sách trước ThưviệnQuốc giaởMadrid. Thành phố được UNESCO chỉ định là Thủ đô Sách thế giới sẽ thực hiện các hoạt động với mục đích khuyến khích văn hóa đọc trong mọi lứa tuổi. TổngGiámđốcUNESCO làngười chỉ định các thànhphốđược chọn làmThủđô Sách saukhi thamvấn các bên liênquan cùng các thànhviên củaỦybanCố vấn. ”Trongnhững thời điểmkhông chắc chắn, nhiềungười tìmđến sáchnhưmột nơi nương tựa và chốnkhởi nguồn ướcmơ”-TổngGiámđốcUNESCOAudreyAzoulay. “Đọc... để không cảmthấy lẻ loi”. NGAYNAY.VN 3 UNESCO Số288 - ThứNăm, ngày28/7/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==