Ngày Nay số 289

Mỗi ngày, hàng triệu người dân thànhphốTehran đã quá quen với cảnh dòng xe cộ di chuyển chậm chạp trong cái nóng oi bức và ngột ngạt bởi bụi mù. Thế nhưng, vẫn có những họa sĩ ra đường mỗi ngày để lưu lại những nét quyến rũ của thànhphố có tuổi đời hơn200 nămnày. Phố cổ nhường chỗ cho nhà cao tầng Thànhphố thủđô của Iran dù bụi bặmvà bị bê tông hóa, nhưng vẫn còn những con hẻm tạo nên một Tehran cổ kính thu hút hàng loạt họa sĩ ra khỏi xưởng vẽ chật chội của họ để phác họa những nét kiến trúc xưa cũ. Những họa sĩ này không chỉ muốn lưu lại khung cảnh các khu phố cổ có nguy cơ biến mất của Tehran mà còn giúp bảo tồn chúng. Nhiều khu phố cổ củaTehran có tuổi đời từ thế kỷ 19 đang phải nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Morteza Rahimi, một thợ mộc 32 tuổi sinh ra và lớn lên tại Tehran, cho biết: “Những bức tranh liên kết chúng tôi với những thiết kế trong quá khứ và những cảm xúc đang dần biến mất. Chúng giúp chúng tôi nhớ lại xem bao nhiêu tòa nhà cũ kỹ đã biến thành đống hoang tàn”. Hoạt động vẽ tranh ngoài trời ở Tehran phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, vì nhiều người tìm thấy niềm an ủi và cảm hứng dưới bầu trời rộng mở… đang nổi lên với sự phát triển lớn của bất động sản. Một số công trình kiến trúc từ thế kỷ 19 của thành phố, được xây dựng dưới thời các vua thuộc triều đại Qajar không lâu sau khi họ chọn Tehran làm thủ đô Iran vào năm 1796, đã bị biến mất và nhường chỗ cho các tòa tháp chung cư mới trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, thông qua các mạng xã hội, giới nghệ sĩ và sử học của Iran đã tìm cách chống lại “cơn lũ” quét sạch văn hóa truyền thống trong bối cảnh Tehran ngày càng bị bê tông hóa. “Các phương tiện truyền thông xã hội đã nâng cao nhận thức của mọi người về những nguy cơ đối với các tòa nhà cổ, các công trình lịch sử”, chuyên gia nghệ thuật Mostafa Mirzaeian cho biết khi đề cập đến các cung điện của triều đại Qajar. “Mọi người đang tìm hiểu về giá trị của những địa điểm cũ hơn và chú ý đến các khía cạnh văn hóa và nghệ thuật của chúng.” Đối với những người đam mê vẽ tranh ngoài trời như Somayyeh Abedini, một viên chức và là cư dân của khu phố cổ Oudlajan, việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ vẫn còn mang tính cá nhân. Theo Abedini, những đường chân trời hình vòm, những con hẻm rợp bóng cây và những biệt thự có tường bao quanh của khu phố Oudlajan, đối với cô nhưmột“nàng thơ”, gợi lên kỷ niệm về những người thân đã sống và qua đời ngay tại đây.“Nhữngđịađiểmcũ trong khuphố là cội nguồn, là di sản của chúng tôi”, Abedini nói. “Thật đáng tiếc khi nhiều nơi đang bị phá hủy”. Sự hồi sinh của hội họa Iran Các nghệ sĩ cho biết hoạt động vẽ tranh ngoài trời ở Tehran phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, vì nhiều người tìm thấy niềm an ủi và cảm hứng dưới bầu trời rộng mở khi các phòng trưng bày và bảo tàng đóng cửa trong nhiều tháng còn các công trình xây dựng bị đình trệ. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Iran, khiến hơn 7,2 triệu người bị lây Ngồi bên cạnh Rahimi, họa sĩ Hassan Naderali đang sử dụng nét vẽ rời và màu sắc tươi sáng để khắc họa lại sự biến đổi của ánh sáng và chuyển động theo trường phái ấn tượng. Với niềm đam mê “en plein air” (tiếng Pháp nghĩa là“vẽ tranh ngoài trời”), ông Naderali tìm cách tái dựng lại vẻ đẹp trong khung cảnh đổ nát củamình. Vào thời điểmdiễn ra cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Tehran chỉ có 4,5 triệu dân. Sau 4 thập kỷ phát triển, thủ đô của Iran đã trở thành một siêu đô thị với hơn 10 triệu dân. Sự gia tăng dân số của Tehran trùng hợp với cuộc di cưồ ạt đến thànhphốnày vào những năm 1980. Khi các cơ hội việc làm và giáo dục ngày càng thu hút nhiều người Iran đến thủ đô, chính phủ nước này đã phải đối phó với một cuộc khủng hoảng nhà ở Giữ “hồn xưa” bằng Quang cảnh thànhphốTehran. Nguồn: AP. Các tácphẩm khắchọa nhữngcông trìnhkiếntrúc cổtạiTehran củahọasĩ Hassan Naderali. Nguồn: AP. NGAYNAY.VN 12 CHUYÊNĐỀ Số289 - ThứNăm, ngày4/8/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==