Ngày Nay số 289

NGAYNAY.VN 15 Số289 - ThứNăm, ngày4/8/2022 SỨCKHỎE HẠ TRÌ Tại hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm2022, ôngVũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế HàNội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục làm tốt vai trò trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở điều trị COVID-19 theomô hình tháp 3 tầng của BộY tế, giảm thiểu tỷ lệ người bệnh tử vong; triển khai hiệu quả việc quản lý, giám sát người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà; đáp ứng theo yêu cầu nhiệmvụ từnggiai đoạn, từng cấp độ dịch. UBND TP đã ban hành quyết định giao giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 tại 35/41 bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố với tổng số 7.330 giường bệnh trong đó 1.240 giường bệnh điều trị bệnhnhânnặng, nguy kịch. Tính từ đầu vụ dịch đến 30/6/2022, Hà Nội đã điều trị cho 1.607.208 trường hợp; trong 6 tháng đầu năm 2022, điều trị 32.197 trường hợp người bệnh COVID-19 các mức độ trung bình, nặng, nguy kịch tại bệnh viện, tử vong 1.395 trường hợp (tỷ lệ 0,08%) thấp hơn so với mức trungbìnhcủacảnước (0,4%). Từ ngày 19/4/2022 đến nay không ghi nhận tử vong do COVID-19. Đến nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội hiện đang được kiểm soát tốt. Số ca mắc ghi nhận có xu hướnggiảm, từ 17/7-23/7, ghi nhận thêm1.237 ca. Công tác tiêm chủng được đẩy mạnh, đặc biệt tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và tiêm chủngmở rộng... Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận sựgia tăng trở lại sốmắc bệnh và sự lưu hành của biến chủng Omicron BA.5 (có khả năng lây lan mạnh hơn so với chủng cũ), do đó trong thời gian tiếp theo có thể ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bệnh, cần giámsát chặt chẽ. Bên cạnh đó, các dịch bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có sự gia tăng. Dịch bệnh tay chân miệng lũy tích từ đầu năm 2022 đến nay ghi nhận 1.129 camắc.Với dịch sốt xuất huyết, tính đến 24/7/2022 ghi nhận 412 ca mắc (tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Các ca bệnh phân bổ tại 30/30 quận, huyện, thị xã (205/579 xã, phường, thị trấn), type virus lưu hành là D1, D2. Hiện đãbướcvàomùadịchsốt xuất huyết nên ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ số mắc, số tử vong trên địa bàn cả nước (số mắc tăng 156%, số tử vong tăng gấp 4 lần) nên trong thời gian tiếp theo dịch sẽ có diễn biến phức tạp. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, diễn biến dịch khó lường, dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt với sự xuất hiện các biến chủng mới; bệnh đậu mùakhỉ cónguycơxâmnhập; các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm... đang có nguy cơ quay trở lại. Do đó hoàn toàn có thể xảy ra nguy cơ xuất hiện dịch chồng dịch. Để tăng cường kiểm soát dịch bệnh, ông Vũ Cao Cương đề nghị các đơn vị tăng cường theo dõi, bámsát tình hình dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam và Hà Nội đặc biệt là dịch bệnh COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ; thường xuyên cập nhật, đánh giá nguy cơ; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, sinh phẩm, vật tư, trang bị và kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chủ động. Tăng tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và tiêm vắc xin phòng COVID-19. Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động đối với các dịch bệnh lưu hành hàng năm như sốt xuất huyết, tay chân miệng; tăng cường chiến dịch vệ sinh môi trường-diệtbọgậy, phun hoá chất diệt muỗi phòng sốt xuất huyết Dengue, vệ sinh môi trường phòng tay chân miệng, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nước sạch...; thường xuyên cập nhật, phổ biến kiến thức, các hướng dẫn chuyên môn của BộY tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên; đẩy mạnh hoạt động truyền thông, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông vận động phòng chống dịch, đặc biệt truyền thông vận động tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng phòng COVID-19. n T S Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản tại Việt Nam có những tín hiệu khả quan trong thời gian qua. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt trên 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì 95-97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt gần 80%. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong mẹ trên 100 nghìn trẻ đẻ ở Việt Nam cũng giảm (năm 2000 có 165 ca, con số này năm 2019 chỉ còn 46 ca). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 10 phần nghìn, so với các nước trong khu vực, đây là mức tương đối khá so với các nước. Về cải thiện dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em cũng có nhiều khả quan. Chiều cao trung bình ở nữ tăng 3,3 cm, cụ thể: 152,3 cm (năm 2000) tăng lên 155,6 cm (năm 2020). Nam giới Việt Nam tăng lên 5,8cm, cụ thể chiều cao trung bình 162,3cm (năm 2000) tăng lên 168,1 cm (2020). Tuy nhiên, các chỉ số trên vẫn còn khoảng cách khá xa giữa vùng thành thị với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15% và 21% so với 8,5%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng chênh lệch giữa các vùng miền do ở vùng sâu, xa thiếu nhân lực (thiếu cán bộ chuyên môn sản nhi, bác sĩ đa khoa làm công tác chăm sóc sản khoa, nhi khoa tại tuyến huyện); thiếu cơ sở vật chất; trang thiết bị... MINHANH Thấp thỏm nỗi lo “dịch chồng dịch” Chiều cao trung bình của người Việt đã tăng 3-5cm sau 20 năm Chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore, Thái Lan và Malaysia. TìnhhìnhdịchCOVID-19trênđịabàn HàNộihiệnđangđượckiểmsoát tốt. Sốcamắcghinhậncóxuhướnggiảm, từ17/7-23/7,ghinhậnthêm1.237ca. Côngtác tiêmchủngđượcđẩymạnh, đặcbiệt tiêmchủngvaccinephòng COVID-19vàtiêmchủngmởrộng... Dịch COVID-19 đến nay đã cơ bản được kiểm soát nhưng Hà Nội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới, chưa kể bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập; các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm... đang có nguy cơ quay trở lại. Dịchbệnhdiễn biếnphức tạp khiếnnhiều bệnhviện luôn trong tình trạngquá tải.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==