Ngày Nay số 289

NGAYNAY.VN 17 Số289 - ThứNăm, ngày4/8/2022 VĂNHÓA “Điểm danh” các vị thần linh thời nhà Nguyễn “Nam Việt thần kỳ hội lục” là một trong những nguồn sử liệu hiếm hoi ghi chép lại hệ thống thần linh dưới thời nhà Nguyễn. Đây cũng là công trình khảo cứu - dịch thuật kỳ công của hai tác giả Trần Trọng Dương và Dương Văn Hoàn, nhằm mang tới độc giả hiện đại một góc nhìn về hệ thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Ly kỳ lai lịch cổ thư Theo PGS.TS Trần Trọng Dương, từ quá trình khảo cứu “Nam Việt thần kỳ hội lục”, có thể nhận thấy cuốn sách là “tàn bản” duy nhất còn lưu lại từ một vụ đại án về kiểm kê thần linh vào năm 1810. Cụ thể vào năm 1804, vua Gia Long hạ lệnh cho các địa phương ghi chép lại danh sách các vị thần trong cả nước để tiến hành sắc phong và quản lý, một số quan lại ở Bắc Thành (tương ứng với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc ngày nay) đã cố tình khai man khiến triều đình phải gia phong cho 560 vị thần không rõ lai lịch. Thậm chí, họ còn thống kê nhầm các “ngụy quỷ” là kẻ thù cũ của triều Nguyễn như tướng Hoàng Ngũ Phúc. Vụ việc sau đó bị phát giác và trở thành đại án ở thời điểm đó, khiến nhiều quan lại trong triều bị trừng trị, cách chức, xử tử. Hoạt động kiểm kê bị gián đoạn, chỉ nối lại từ năm 1820 - 1826 dưới triều vua Minh Mệnh. Đây là mốc thời gian PGS.TS Trần Trọng Dương cho rằng đã có một viên quan nào đó tiếp cận được danh sách từ năm 1804 ở Bộ Lễ rồi “chép trộm” lại để dùng riêng. “Sở dĩ đưa ra giả thuyết chép trộm bởi nguyên ủy cuốn sách thống kê 2.824 vị thần nhưng thực tế chỉ chép được hơn 1.260 vị. Hơn nữa, các thần được thống kê từ số 1 đến 245 được ghi chép rất tỉ mỉ về thần hiệu, hành trạng, quê quán, hệ thống các đền chính phụ. Từ số 246 trở đi dần dần bị lược bớt, đôi khi chỉ còn thần hiệu. Từ số 1.270 đến 1.284 thì hoàn toàn không được biên chép”, PGS.TS Dương lý giải. Bản chép tay sau đó được mang trở ra Bắc, cất tại đình làng Lương Yên. Đến đầu thế kỷ XX, văn bản trên được ghi thêmdòng niên đại giả mang nội dung “Bản của bộ Lễ soạn đại như “Nam Việt thần kỳ hội lục” lại trở thành bản lưu duy nhất về hệ thống phân loại thần linh đầu triều nhà Nguyễn, có tiếp thu sử liệu từ thời kỳ Lê trung hưng. Từ điển về tín ngưỡng Nhìn vào lịch sử Việt Nam, có thể thấy sự tồn tại của các nguồn sử liệu về thần linh không nhiều, thường được ghi chép rải rác trong các thư tịch cổ như “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Đại Nam nhất thống chí”... Một trong những tác phẩm gần với lối biên chép của“NamViệt thần kỳ hội lục” có thể kể đến“Bách thần lục”, bộ sưu tập các thần tích của vùng Nghệ An - Hà Tĩnh và “Thanh Hóa chư thần lục” khảo dị về hệ thống thần kỳ thuộc Thanh Hóa và Ninh Bình, Bắc Ninh vào khoảng năm1920. PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết trong quan niệm Nho giáo, một ông vua không chỉ có quyền cai quản triều đình chốn dương thế với những bề tôi người phàm, mà đồng thời còn có khả năng quản trị các vị nhân thần, nhiên thần cùng các thế lực ma quỷ trong cõi huyền linh. Chính vì lẽ đó, nếu các bề tôi người trần là bá quan văn võ được vua phân cấp theo phẩm trật, chức tước; thì với hệ thống quỷ thần các vua cũng cần lập danh sách để phân hạng thượng liệt, trung liệt, hạ liệt. Qua đó phế truất các dâm thần, ngụy quỷ; ban phong, đặt định chế độ nghi lễ, tế tự, tài vật tương ứng cho các vị chính thần được triều đình công nhận. Nhận định về cuốn sách, TS. Trần Đoàn Lâm, Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới, cho rằng: “Đây là một tư liệu quý, là hình mẫu cho các nhà nghiên cứu trẻ khi bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu xã hội, bởi các dịch giả không chỉ làm công tác dịch thuật mà còn khảo sát, lập luận được câu chuyện lịch sử đằng sau cuốn sách”. Có thể coi “Nam Việt thần kỳ hội lục” như cuốn từ điển về các vị thần vì có tính liệt kê phân loại cao. Tuy chưa thể tra cứu bản dịch theo thứ tự ABC như hiện đại, nhưng các dịch giả đã cố gắng sắp xếp các chỉ mục (index) ở cuối sách để độc giả có thể tiện tra cứu. Các chỉ mục trong sách bao gồm các thần hiệu, nhân danh, địa danh, cơ sở thờ tự… n NGUYỆT LINH năm 1760” để tăng thêm giá trị rồi đem bán cho Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Tuy nhiên, với việc hồ sơ của Bắc Thành và Bộ Lễ nhà Nguyễn đều đã bị thiêu huỷ trong chiến tranh, bản chép tay tàn khuyết, từng bị ngụy tạo niên Về khía cạnhnội dung, “NamViệt thần kỳ hội lục” là nguồn thông tin duy nhất hémở lát cắt về hệ thống thần linhViệt Namvào cuối thời kỳ Trung đại. Cuốn sách là “mảnh vỡ sử liệu” quan trọng, mang cái nhìn tổng quan về tínngưỡng tâm linh cũng như việc quy hoạchbảo tồn quản lý các cơ sở thờ tự trong quá khứ, từđó góp phần soi chiếu công tác quản lý di sản trong thời điểm hiện tại. ”NamViệt thầnkỳ hội lục”, NXBĐại học Sưphạm. PGS.TSTrầnTrọngDương trongbuổi giới thiệuvề cuốn sách tại KhônggianvănhóaĐình làngViệt.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==