Ngày Nay số 289

- Ê các cậu, tớ đang chán cực! - Gì thế? Gì thế? -Hômquabố tớ lại chửimẹ tớ! - Chửi gì? - Bố tớbảo: Saomày khôngđẻ cho tao đứa con trai? Cút đi! Tao rước về đứa khác! - Ơ? Sao lại thế? Bố tớ đây này! Bố tớ yêu tớ cực! - Bạn là con trai, bố cậu lại chả yêu! - Tớ nữa! Tớ cũng con gái giống cậu, mà bố tớ vẫn yêu tớ, suốt ngày chìa má bắt tớ thơm! - Ừ! Các cậu thật hạnh phúc! Mẹ tớ mà đẻ con trai, để rồi con trai lại phê pha rượu chè cờ bạc như bố tớ á! - Ừ nhỉ! Thế thì đẻ con trai làm gì! Mấy giọng nói ríu ran lảnh lót bỗng chùng xuống. Tôi nhìn ra. Khoảng 5-6 đứa trẻ, tầm 6-7 tuổi, cả trai cả gái đang ngồi trên mấy cái xe đạp bé xíu. Chẳng biết cô bé nào đang chia sẻ câu chuyện giữa bố mẹ. Nhìn những khuôn mặt non tơ bỗng xị xuống như bị mắng mà tôi thấy lòng mình trĩu nặng. Ly bạc xỉu đang ngọt ngào bỗng nhiên đắng ngắt. NHÀNNGUYỄN Hồi tôi mười mấy tuổi, một lần nghe lỏm ông cụ nhà tôi bàn luận với bạn chuyện con cái ở quán bia chỗ Ô Chợ Dừa. Giờ quán bia cũng chẳng còn. Đại loại ông già an ủi một ông bạn có thằng con mới lớn khó bảo, rằng: “Ông phải hiểu, một thằng con trai 17 tuổi thì nó luôn nghĩ rằng nó khôn hơn bố nó. Nó sẽ dạy khôn tất cả mọi người, nên đừng mong dạy nó. Khi nó 27 tuổi, nó nghĩ nó giống bố nó, nó sẽ cá mè một lứa với tất cả, dạy nó được, nhưng kiểu vỗ vai chứ đừng tinh vi, nó ghét. Khi nó 37 tuổi, nó sẽ thấy bố nó thật minh triết. Lúc đó nó sẽ dễ cảm thấy tự ti, dù che giấu nhưng nó luôn cảm thấy thất bại. Nó thích chửi đời để tìm ảo giác về sức mạnh của bản thân. Lúc đó ông dạy nó bằng cách kể về những thất bại của ông như những câu chuyện cười. Năm 47 tuổi, nó sẽ thấy dại khôn cũng chỉ là tương đối. Lúc ý nó không còn muốn chửi ai nữa, chỉ thủng thẳng kể chuyện thôi”. Tôi không nhớ bạn của bố tôi đối đáp như thế nào. Song tôi lại luôn nhớ câu chuyện của bố vì buồn cười, bởi lúc đó ông cụ nhà tôi cũng mới chỉ ba mấy tuổi. Chẳng biết ông sưu tầm ở đâu ra mấy chuyện như thế để “chém” với bạn bè. Nhưng mà mấy năm nay, đúng là tôi cũng không muốn chửi ai nữa, chẳng muốn khôn với ai. Và đúng là tôi cũng qua tuổi 47 rồi. n TÂM TÌNH FACEBOOK Tuổi của con trai PHẠM TRUNG TUYẾN ĐẶNG HUYỀN Sân bay Đà Nẵng nắng nóng như ai hắt lửa ra đường. Hình như, tôi thuộc tốp khách cuối cùng từ phòng chờ ra xe buýt để ra máy bay. Xe đã chật cứng. Chợt có ai đó cầm tay ấn tôi ngồi xuống ghế. Hóa ra là chàng thanh niên cùng công ty. Cậu ấy bay cùng chuyến, nhận ra và nhường chỗ cho tôi, dù ghế bên cạnh là một cô gái trẻ đẹp. Cô gái bắt đầu trò chuyện với tôi bằng hàng loạt các câu hỏi: “Chị nghỉ ở V. à, đẹp không?” rồi tự trả lời: “Tại em thấy chị xách túi của V.”. Lại nữa “Trong túi đấy có gì?”, tôi phát phì cười, chưa kịp trả lời và thực tình không muốn trả lời những câu hỏi quá riêng tư thì cô ấy lại tự trả lời tiếp: “V. tặng à chị”. Tôi lắc đầu cười. Đúng lúc ấy, hành khách cuối cùng lên xe, vội vã trước khi cửa xe đóng lại. Đó là một phụ nữ trẻ, tay bồng con nhỏ, tay dắt thêm một em bé nữa. Tôi vội vàng đứng lên, nói “Em cho cháu ngồi đi”. Cô gái trẻ đẹp bên cạnh vẫn ngồi, tiếp tục ung dung tọc mạch: “Ở V. sướng chị nhỉ, về còn được tặng quà”. Xe buýt đến chân máy bay. Tôi thấy cô gái trẻ đẹp vẫn cười nói vui vẻ, chụp hình check in dưới cánh máy bay. Tháo khẩu trang ra, đó là một cô gái thật đẹp. Tôi bỗng thấy tiếc. Giá như cô ấy đừng nói gì, giá như cô ấy cứ lên xe thật muộn để không còn có một chỗ ngồi nào. Hà Nội, trong quán bún ngan quen thuộc ở trung tâm thành phố. Hai chàng trai áo đồng phục trắng tinh khôi, thắt cà vạt màu, nhìn logo trên áo, tôi đoán họ là nhân viên của một tập đoàn lớn. Khi tôi vào thì họ đang ăn. Một chàng trai chân một bên thõng dưới đất, giày đen sáng bóng, chân kia gác lên gờ ghế nhựa. Tôi ý tứ hỏi: “Ghế này có ai ngồi chưa em?”. Chàng trai vẫn ăn, không ngẩng lên nhìn, chân vẫn gác lên ghế, khẽ khàng dùng chân đẩy ghế về phía tôi. Chắc ý nói, “mời chị”. Tôi lặng lẽ ngồi xuống, nhẹ nhàng cảm ơn. Đúng lúc chàng trai nhai xong, miệng hơi cười “Không có gì”. Khi đám trẻ nhà tôi còn học phổ thông ở Việt Nam, tôi đã từng đưa con đến các lò luyện thi và thấy các lớp học thêm Văn, Toán, tiếng Anh... luôn tấp nập. Tôi nghĩ, những dạng toán phức tạp, những bài văn cao siêu, những công thức vật lý, hóa học... tất nhiên cần cho nhóm trẻ này hoặc nhóm trẻ khác. Nhưng mà, những bài học kiểu “học ăn - học nói - học gói - học mở” như các cụ dạy lại cần mọi lúc, mọi nơi và cho mọi đứa trẻ trước khi chúng trở thành những thiếu nữ xinh đẹp, những chàng trai tuấn tú... n Chuyện nhặt bên đường Học ăn, học nói, học gói, học mở NGAYNAY.VN 21 TẢNVĂN Số289 - ThứNăm, ngày4/8/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==