Ngày Nay số 289

NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số289 - ThứNăm, ngày4/8/2022 Thành lập vào năm 2020, Journeys In Hue là một nhóm các bạn trẻ có chung niềm đam mê với lịch sử, văn hóa, nhiếp ảnh. Sau hai năm miệt mài chia sẻ những câu chuyện, bài viết đi ra từ các hành trình khám phá tỉ mỉ, sâu sắc, nhóm đã góp phần mang lại một góc nhìn mới về xứ Huế cũng như những di sản còn chưa được biết tới trênmảnh đất cố đô. Từ tình yêu với Huế xưa Nói về hành trình khám phá, Đoàn Công Quốc Tuấn, trưởng nhóm Journeys In Hue, cho biết nhómđã gõ cửa rất nhiều nơi tại Huế nên“thật khó để kể hết”. Chính những chuyến đi dài, với mục đích tìmhiểudi sảnvănhóađãgắn kết những bạn trẻ ở Journeys In Hue với nhau, giúp nhóm trải qua thời kỳ khó khăn trong đại dịch cũng như nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng. Theo Tuấn, Huế là vùng địa lý đặc sắc sở hữu những cảnh quan hữu tình như núi non, trung du, đồng bằng, miền biển. Điều này trở thành chất liệu để các thành viên Journeys In Hue mạnh dạn, dấn thân vào khai phá các chi tiết văn hóa, lịch sử liên quan đếnvùngđất. Đặcbiệt làhành trình thỏa đam mê phiêu lưu khi cả nhóm đi tìm những ngôi lăng, mộ cổ của các tiền nhân xa xưa. Chia sẻ về quá trình tìm kiếm lăng ngài Lê Quang Định, một trong những hành trình ấn tượng kể từ đầu năm đến nay đối với Journeys In Hue, Đoàn Công Quốc Tuấn cho biết trước đó nhóm đã tìmhiểu về nhân vật này. Ngài làmột trongnhữngcông thần hàng đầu của triều Nguyễn, từng giữ chức Thượng thư Bộ Binh. Ở một khía cạnh khác, ngài Lê Quang Định còn là một nhà thơ và tác giả của cuốn “Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí”. “Nhưng khi đến nơi, chúng mình không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến Du lịch chậm được hiểu là những chuyến du lịch trải nghiệm, tham quan một cách thong thả, nhấn mạnh sự gắn kết sâu sắc với người dân địa phương, văn hóa, ẩm thực và âm nhạc. NGUYỆT LINH nơi annghỉ hoangphế, xuống cấp của ngài. Nhóm liền tập trung quét dọn, phát quang cây cối, chụp rất nhiều ảnh để khi trở về có thể giới thiệu về nhân vật lịch sử còn ít được công chúng lưu tâm”, trưởng nhómJourneys InHuenhớ lại. Một chuyến đi đáng nhớ khác của nhóm là chuyến khám phá lăng mộ tập thể 16 vị phi tần của vua Tự Đức. Xưa kia, khi vua Tự Đức mất, những bà vợ không có con của vua được đưa lên lăng để phục dịch, hương khói. Đến khi chết, các bà được chôn trong một khu mộ tập thể gần đó và đến nay thì khumộ cũng rất đìu hiu, vắng vẻ. Khi tìm ra khu lăng, nhóm cũng thực hiện phát quang làm cỏ, thậm chí các bạn đã trích quỹ đểmua 16bát nhang lên thắp hương, tưởng nhớ cổ nhân. Với ý tưởng ban đầu, là một nhóm phi lợi nhuận chia sẻ những địa điểm, di tích, cácmón ăn ngon tại Huế, qua những hành trình “đi sâu vào lòng cố đô”, các thành viên của Journeys In Hue đã cho ra mắt hàng trăm bài viết xen lẫn giữa tính thực tế và khảo cứu, lan tỏa đến độc giả trong cả nước. Việc làm này dần giúp fanpage của nhóm trở thành chuyên trang quảng bá vẻ đẹp, cung cấp những góc nhìn mới lạ về tài nguyên di sản, văn hóa, nghệ thuật phong phú của xứHuế. “Việc tìm kiếm các lăng mộ cổ ở trên đồi núi hoang vu thực sự vất vả, cần phải trèo đèo lội suối. Có những ngôi lăng tụi mình phải tự đi kiếm, có những nơi tụi mình đã biết tên biết chỗ hoặc được người bên Nguyễn Phước tộc chỉ đường, đoạn còn lại thì dựa vào sự nỗ lực, tinh thần nhiệt huyết vượt khó khăn của cả nhóm”, Đoàn CôngQuốcTuấn cho biết. Đồng hành cùng “báu vật sống” Bên cạnh hành trình đào sâu các lớp trầm tích trong lịch sử cố đô, một hoạt động mang đầy ý nghĩa khác của Journeys In Hue là trải nghiệm cuộc sống tại nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế trang phục, đồ dùng cổ phong. Sau thời gian hỗ trợ truyền thông, đồng hành sôi nổi cho những nghệ nhân và làng nghề dân gian Huế, các thành viên trong Journeys In Hue cảm thấy rằng tuy sản phẩm đều hàm chứa những nét văn hóa đậm đà bản sắc cố đô, tuy nhiên đầu ra của nghề truyền thống lại chưa ổn định. Các nghệ nhân còn thiếu sự bảo trợ về mặt đăng ký thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ. Hiện tại, cũng các làng nghề, gặp gỡ nghệ nhân, gia đình các nghệ nhân. Đó là những người, những cộng đồng đã dành cả cuộc đời để phát triển nghề làm lọng, lồng đèn, nón lá bàng, gối cổ truyền Huế. Đặc biệt, vào đầu năm 2021, nhóm đã kết nối với mệ Trí Huệ, vị Công tôn nữ cuối cùng của nhà Nguyễn, người trong gần một thế kỷ nay vẫn đau đáu với việc lưu giữ, truyền dạy nghề làm gối cổ truyền của cung đìnhHuế. Ngay khi có thông tin về mệ, các thành viên Journeys In Hue đã sắp xếp một chuyến đi về thăm ngôi nhà của mệ ở xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế). Tại đây, chứng kiến ngôi nhà cấp bốn lụp xụp và hình ảnh người mệ gần trăm tuổi vẫn ngày ngày ngồi khâu gối, cả nhóm thấy rất tội và quyết tâm giúp đỡ mệ trong công cuộc quảng bá, bảo tồn sản phẩm độc đáo này. Với sự giúp đỡ của nhóm bạn trẻ, những bài viết về nét đẹp của nghệ thuật thêu thùa cung đình xuất hiện dày đặc trên fanpage của Journeys In Hue, kéo theo đó là hàng trăm đơn đặt hàng những chiếc gối tự tinh xảo được làm từ bàn tay của mệ Trí Huệ. Sự hỗ trợ của nhóm không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình người nghệ nhân năm nay đã trên trăm tuổi, mà còn lan tỏa được nghệ thuật cung đình Huế trên mọi miền đất nước. Không dừng lại ở việc giúp mệ bán gối, khi nghe về ước ao thành lập một phòng trưng bày gối cổ truyền làm địa điểm để mệ gặp gỡ, truyền nghề cho các bạn trẻ, Journeys In Hue đã kêu gọi cộng đồng và thu được kết quả đáng mừng với 135 người ủng hộ, mang về số tiền 42 triệu đồng để hiện thực hóa mong muốn ý nghĩa trên. Vừa qua, trong một hội chợ nằm trong khuôn khổ festival Huế, Journeys In Hue cùng gia đình mệ Trí Huệ cũng tham gia một gian hàng tại sự kiện. Không chỉ để giới thiệu và bày bán các sản phẩm gối tựa, gian hàng cũng là cơ hội để mệ Trí Huệ lan tỏa nghề làm gối cổ truyền cung đình Huế tới những bạn trẻ có kinh Du lịch để bảo tồn ĐoànCôngQuốcTuấn (thứ hai từ trái sang) vàmột số thànhviên củanhómJourneys inHue.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==