Ngày Nay số 299

NGAYNAY.VN 13 TƯLIỆU Số299 - ThứNăm, ngày20/10/2022 Điều này trở thành di nguyện của Đề Thám, đã khiếncụCảỨngdằnvặt, nung nấu suốt nhiều năm. Cho đến năm 1949, cụ Cả Ứng lúc đó đã 72 tuổi, vẫn giả làm lái buôn trâu vượt qua đồn bốt của Pháp để trở lại Phồn Xương, tìm nơi bí mật mà Đề Thám và cụ cùng một số nghĩa binh tin cẩn còn ở quanh Phồn Xương, trước kia đã đưa hết đồ thờ tự của gia đình Đề Thám gửi lại người dân ở Canh Nậu. Cả Ứng đã thuê người chuyển tất cả đồ thờ tự của gia đình Đề Thám về nhà thờ họ Nguyễn Đức. Ông cũng đã lập di nguyện truyền cho con cháumuônđời chính thức thờ ĐềThámvà bàHoàngThị Thế. Thế. Ngày 24 tháng 2 năm 1910, bà Ba Cẩn cùng gần 80 nghĩa quân bị địch đưa về giamở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội rồi bị án đày sang Guyane, Nam Mỹ. Dọc đường, thừa lúc quân lính sơ ý, bà nhảy xuống biển tự vẫn ngày 25 tháng 12 năm 1910. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chính thức thất bại năm 1913 sau cái chết còn nhiều uẩn khúc của lãnh tụ Hoàng Hoa Thám. Cả Ứng dù không ở bên cha nuôi trong những giờ phút cuối cùng, nhưng đã được Đề Thám giao phó cho trọng trách lớn lao khác. Theo lời kể của Cả Ứng, ông và nhóm cận vệ trung thành của Đề Thám chạy lên phía bắc Lạng Sơn vào năm 1913. “Ta thấy thầy ta (ĐềThám - NV) đăm chiêu dằn vặt suốt chặng đường biên giới. Cho đến một hôm thầy gọi riêng ta ra nói: ‘Thầy tính hết nước rồi, các con theo thầy đếnđây là hết sứ mệnh, con nghe ta mà lệnh cho mọi người ngay hôm nay giải tán, tự về quê chờ ta quay lại. Đây là bản khế ước thầy giao kèo cùng vị đại diện cha sinh mẹ đẻ ra con ở Phúc Tằng, thầy đã cho con trả thù cho cha hơn 10 năm trước rồi, giờ con về báo hiếu mẹ và tổ tiên, đừng lo cho thầy. Cái chết của thầy chỉ có Giời biết, Đất biết mà thôi... Nếu thầy có mệnh hệ gì, thầy cho con được hương khói về sau”, cụ Cả Ứng nhớ lại lời căn dặn cuối cùng của cha nuôi. Những nămcuối đời, cụ CảỨng vẫn tích cực động viên con cháu thamgia kháng chiến, xây dựng quê hương cho đến thời kỳ kháng chiến chốngMỹ. Nhớ về một thời Yên Thế Nghe lời cha nuôi, Cả Ứng rời đi rồi sống lẩn lút tại các vùng núi Nham Biền, nhiều lúc giả ăn mày, làm phó cối, đi khắp các vùng núi Việt Yên để thăm dò tàn binh Yên Thế, thi thoảng bí mật ghé qua làng thăm mẹ ruột. Ông phải đổi tên sang họ Nguyễn Văn. Cả Ứng về quê tích cực hoạt động, ngầm ủng hộ những người kháng chiến chống Pháp. Ông bí mật cùng nhóm “anh chị” cướp ruộng của nhà giàu chia cho người nghèo, đến mức đám ngụy quyền hương thôn lại báo mật thám Pháp truy nã, ông buộc phải trốn đi vùng núi Việt Yên, Hiệp Hòa giả nghề phó cối đi các làng kiếm ăn. Cả Ứng đi đến đâu, ông đều xây dựng cơ sở chống Pháp đến đó, lại bị truy nã và lại sống lẩn lút trong dân, ông chỉ về quê ghé thăm nhà lúc nửa đêm. Cả Ứng cứ vậy rong ruổi khắp những vùng rừng núi để bắt liên lạc với những người đồng chí năm xưa. Một lần trên đường tìm lại tung tích nghĩa quân ở Thanh Hóa, ông đem lòng yêu và lấy bà Đào Thị Chuông, là con gái của thủ lĩnh CầmBáThước, cũng là vị tướng của Đề Thám. Ông bà sinh được 8 người con và cả 8 người con sau này đều tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, được thưởng nhiều huân huy chương cao quý. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, gia đình cụ Cả Ứng còn che chở cho rất nhiều cán bộ hoạt động bí mật ở tại địa phương. Đề Thám có hai người con trai là Hoàng Đức Trọng (Cả Trọng) và Hoàng Hoa Phồn, cả hai đều mất sớm, việc hương lửa thờ tự đều do một tay Cả Ứng lo liệu. Cảm động trước tấm lòng của Cả Ứng, bà Hoàng Thị Thế luôn coi ông như người anh ruột thịt, cùng với bà là những nhân chứng cuối cùng nắm giữ ký ức về một thời oai hùng nơi núi rừngYên Thế. Năm 1962, nhờ thông qua các đàm phán chính phủ Việt - Pháp, bà Hoàng Thị Thế hồi hương và được làm quốc tịch Việt Nam. Sau đó vài ngày, cụ Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, đã cho xe đón cả gia đình cụ Cả Ứng ra Hà Nội để đoàn tụ với bà Thế. Anh em gặp mặt mừng tủi, ôm nhau trào nước mắt. Cụ Cả Ứng lúc này đã 85 tuổi, vẫn minh mẫn nói rằng: “Nhờ có cuộc khởi nghĩa Yên Thế mới có Đảng ta ngày nay, có hòa bình ấm no hạnh phúc nhân dân”... Những năm cuối đời, cụ Cả Ứng vẫn tích cực động viên con cháu tham gia kháng chiến, xây dựng quê hương cho đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Các buổi chiều, dân làng thường thấy cụ Cả Ứng chốnggậy dạobộ ra chùa. Cụ thường ngồi tĩnh trong chiếu Tam Bảo, luôn miệng tự hào về một thời YênThế: “Có Khởi nghĩaYênThế thì con cháu ta mới có ngày nay”. Năm 1972 cụ không ốm đau, lặng lẽ ra đi trong giấc ngủ. Cả dân làng và các cơ quan đóng trú tại địa phương đã đến dâng hương và bày tỏ niềm tiếc thương và tôn kính cụ. Riêng bà Hoàng Thị Thế khi về chịu tang anh trai đã khóc: “Anh Ứng ơi, cả cuộc Khởi nghĩa Yên Thế bây giờ chỉ còn mỗi mình em…”. n BàBa Cẩnvà congái làHoàngThị Thế, năm1909, hình chụpkhi bị Phápbắt. CụCàỨng, hàngđầu từ trái sang cùng các Cai, Cà vàĐề thám (đầu bên phải). HoàngVănVi, emtrai bàThế, là người con trai duy nhất củaĐề Thámcòn sống saukhi khởi nghĩa YênThếbị đánhbại.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==