Ngày Nay số 299

NGAYNAY.VN 14 Số299 - ThứNăm, ngày20/10/2022 KHOAHỌC TIN & TIN Nhiệt độ không khí tăng lên ở Greenland thực sự dẫn đến sự khuấy động của đại dương gần với tảng băng, khiến lớp băng tan nhanh bất thường”. Donald Slater Một nghiên cứu mới phát hiện ra nhiệt độ không khí tăng cao đang tác động với nước biển làm đẩy nhanh quá trình tan chảy của các sông băng ven biển Greenland. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Geoscience đã làm sáng tỏ thêm những nguyên nhân khiến băng dần mất đi trên tảng băng lớn thứ hai trên thế giới. Mỗi năm, Greenland mất trung bình khoảng 250 tỷ tấn băng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra những tổn thất đáng kể này, báo động hơn là tốc độ tổn thất đang tăng nhanh theo thời gian. Có hai nguyên nhân chính được nhắc đến. Đó là nhiệt độ không khí ấm lên làm cho sự tan chảy xảy ra nhanh chóng trên bề mặt tảng băng - quá trình đó chiếm khoảng một nửa lượng băng mà Greenland mất đi mỗi năm. Một nửa còn lại đến từ các sông băng ở rìa tảng băng vỡ vụn trôi ra biển. Không khí ấm áp làm cho bề mặt của tảng băng tan ra và chảy ra đại dương. Hiện tượng này xảy ra làm khuấy động nước trong đại dương và sự hỗn loạn đó giúp nhiệt bốc lên từ độ sâu của đại dương và làm ấm vùng nước tiếp xúc với băng. Điều đó làmcác sôngbăng tannhanh hơn rất nhiều so với hàng trămnăm trước. Tác giả chính của nghiên cứu là Donald Slater - một nhà khoa học tại Đại học Edinburgh đã ví quá trình này giống như những viên đá trong cốc nước. Chúng tan nhanh hơn khi bị thả trong nước ấm và cũng tan nhanh hơn khi chúng ta khuấy nước lên. “Nhiệt độ không khí tăng lên ở Greenland thực sự dẫn đến sự khuấy động của đại dương gần với tảng băng, khiến lớp băng tan nhanh bất thường”, ông nói. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các quan sát và mô hình để điều tra tốc độ tan chảy ở rìa các sông băng bên bờ biển của Greenland, sau đó xác định vai trò của đại dương so với khí quyển. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sông băng ở phía nam Greenland đang tan chảy nhanh nhất. Điều đó không có gì ngạc nhiên - những sông băng này gần nhất với Đại Tây Dương ấm áp. Ở những khu vực này, các mô hình cho thấy vùng nước ấm đóng là nguyên nhân chủ đạo trong việc làm tan băng. Mặt khác, các sông băng ở phần phía bắc của tảng băng tiếp xúc với vùng nước lạnh hơn và có xu hướng tan chảy với tốc độ chậm hơn. Nghiên cứu kết luận nhiệt độ không khí ấm lên là nguyên nhân chính làm tăng tốc độ tổn thất của Greenland. “Điều này càng cho thấy mức độ nhạy cảm của tảng băng Greenland đối với biến đổi khí hậu, do đó cần phải có hành động khẩn cấp để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh của chúng ta”, Slater nói.n PHƯƠNG LY (theo Live Science) Sông băng ven biển đứng trước nguy cơ xóa sổ n Virus có thể nghe và xem con người. Nghiên cứu mới phát hiện virus có “mắt và tai” để xem xét chúng ta, một số loại virus có khả năng giám sát môi trường. Theo nhóm nghiên cứu, virus đang sử dụng thông tin từ môi trường của chúng để “quyết định” khi nào bám chặt bên trong vật chủ của chúng, khi nào sinh sôi và bùng phát, giết chết tế bào vật chủ. Khả năng cảm nhận được môi trường của virus bao gồm các yếu tố do vật chủ tạo ra và sự tương tác giữa virus và vật chủ. n Sao Hỏa từng có sự sống như Trái Đất? Một nghiên cứu mới đã giải thích rằng do sao Hỏa nằm xa Mặt Trời hơn Trái Đất nên để sự sống tồn tại, nó rất cần một lớp khí nhà kính đủ dày và mạnh để giữ ấm, trong trường hợp này là hydro. Thế nhưng khi sự sống đã phát triển thành một sinh quyển thực sự, liên tục ngốn ngấu hydro và thay vào methane, lớp giữ nhiệt hành tinh đã không đủ mạnh nữa, khiến nhiệt độ giảm từ mức 10-20 độ C xuống còn âm 57 độ C. Đó là một thảm họa khí hậu có quy mô toàn cầu, khiến bề mặt hành tinh chắc chắn trở thành thế giới chết. n Tìm thấy hóa thạch còn nguyên vẹn của loài “cá địa ngục”. Các nhà cổ sinh vật học ở Mỹ đã phát hiện vết tích của 2 loài cá tầm 66 triệu năm tuổi, những sinh vật sống và chết cùng thời với loài khủng long, được bảo tồn dưới dạng hóa thạch với độ chi tiết cao. Hóa thạch nguyên vẹn của hai loài cá cổ đại, với một trong đó được gọi là “cá tới từ địa ngục”. Ngoài hai loài cá tầm mới được tìm thấy, con sông ở Tanis còn đầy ắp cá mái chèo, cá vây cung, cúc đá, nhiều loại côn trùng khác nhau và loài bò sát sống dưới nước với tên gọi thằn lằn mosasaurus. Các nhà khảo cổ học tin rằng vẫn còn nhiều loài khác mà chúng ta chưa biết tới đang nằm im trong các lớp trầm tích ở đây, chờ ngày được khai quật. PV (tổnghợp)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==