Ngày Nay số 299

NGAYNAY.VN 17 Số299 - ThứNăm, ngày20/10/2022 VĂNHÓA 15 khu đô thị thiếu hạ tầng cây xanh Không gian xanh là một phần quan trọng giúp điều hòa không khí, bảo vệ môi trường sống, thế nhưng, nhiều năm qua, trong khi mật độ dân số tăng nhanh, các khu đô thị mọc lên như nấm thì không gian xanh ở Hà Nội cũng ngày càng giảm. Một vài công viên được cho là lớn như công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô, công viên Thủ Lệ, công viên Thống Nhất, công viên Hòa Bình, vườn Bách Thảo, công viênYên Sở, công viên Indira Gandhi… đang ngày càng xuống cấp, xấu xí, trong khi các khu đô thị chưa tăng thêm diện tích công viên cây xanh nào. Chiều 14/10, HĐND Hà Nội khóa XVI tổ chức phiên họp giải trình về quản lý đầu tư, xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn. Tại đây, vấn đề chậm triển khai công viên trong khu đô thị, thiếu trường học công lập ở quận Hoàng Mai, một số dự án nhà ở chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước, đường xá, chưa có công viên cây xanh... nhưng đã đưa người dân vào sinh sống được rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi. Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong thực tiễn, nhiều chủ đầu tư đã làm tốt việc đáp ứng hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ với hạ tầng nhà ở, trong đó có các khu đô thị Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Trung Hòa - Nhân Chính, Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long... Nhưng bên cạnh đó, 15 khu đô thị mới chưa thể thực hiện được điều này. Nghịch lý hơn, trong khi rất nhiều các khu đô thị thiếu vắng công viên cây xanh thì công viênThiên văn học nằm trong khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông) bị bỏ không bao năm nay. Dự án được quảng bá xây dựng theo chủ đề thiên văn với quảng trường hệ mặt trời, vườn hoa dải ngân hà... , người dân quanh vùng ai nấy đều tò mò khi thấy công viên nằm im lìm, phủ rêu nhiều hạng mục. Theo ông Dương Đức Tuấn, công viên Thiên Văn Học do chủđầu tư là tậpđoàn Nam Cường xây dựng, khởi công từ quý II/2017 với tổng diện tích là 12ha. “Thực tế, việc đầu tư xây dựng công viênThiênVăn Học hoàn toàn sai với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của khu đô thị mới DươngNội. SởXâydựng cùng các đơn vị liên quan đang xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng ở dự án này”. Tuy nhiên, trước nhu cầu cấp thiết của người dân, dù việc xây dựng công viên Thiên Văn Học là không phù hợp với quy hoạch, thành phố vẫn sẽ xem xét cho dự án này vận hành thay vì phá dỡ. Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố đã thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn làm tổ trưởng với mục tiêu rõ ràng: “Năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Hà Nội, người dân phải được công bằng, tiếp cận các dịch vụ đó.” thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của UBND TP, các sở ngành tham mưu trong việc buông lỏng giám sát quá trình đầu tư, sau đầu tư. “Có buông lỏng nó mới thế. Cái này chúng tôi xin nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước các đồng chí lãnh đạo của thành phố”. Vấn đề mà chính ông Thanh và nhiều đại biểu thừa nhận, hiện có những “khoảng trống” không biết là của ai? Bao năm qua, rất nhiều dự án công trình hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí... trên địa bàn TP Hà Nội bị chậm triển khai, chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch... gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Kết quả các đợt thanh, kiểm tra, áp dụng các chế tài đối với các chủ đầu tư chậm triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vẫn thu được những con số tích cực nhưng đâu lại hoàn đó. Theo số liệu Sở Xây dựng Hà Nội, khu vực nội đô hiện có 63 công viên, vườn hoa; chiếm khoảng 2% tổng quỹ đất. Với dân số hơn 8,5 triệu người, có nghĩa là hơn 130.000 người mới có một công viên, vườn hoa; còn xa mới đạt chuẩn của ngành Xây dựng đặt ra tối thiểu là 2m2 cây xanh/người, đô thị đặc biệt là 7m2/người. Trong khi đó, hệ thống công viên, vườn hoa hiện có lại đang xuống cấp trầm trọng. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị ngày càng nghiêm trọng, việc tìm kiếm một không gian sống xanh, trong lành giữa lòng thủ đô cho cả gia đình càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Người dân Hà Nội đang hi vọng thêm một năm nữa, thành phố sẽ hồi sinh các công viên để người dân được hưởng lợi. n Trải thêm không gian xanh giữa lòng Hà Nội HẢI THANH Khoảng trống trong trách nhiệm Với sự chỉ đạo của Thành ủy, Hà Nội sẽ mở ra một số phương thức mới để đầu tư công viên, cây xanh, tìm nhà đầu tư để người dân được hưởng lợi, xóa bỏ hình thức “bán vé, làm hàng rào” công viên. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, “Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy thì chúng tôi sẽ mở ra một sốmô hình, phương thức mới về đầu tư công viên, cây xanh. Có thể đầu tư tư nhân nhưng mà nhân dân hưởng lợi chứ không phải bán vé hay đủ thứ gây cản trở như hàng rào làm người dân khôngđược hưởng lợi”. Thế nhưng, rõ ràng, từ trước đến nay, việc giám sát vẫn có khoảng trống trong trách nhiệm. Ông Thanh Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch triển khai cụ thể và đặt mục tiêu năm 2023 sẽ làm “sống lại” các công viên ở Thủ đô. Ảnhminhhọa. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy thì chúng tôi sẽ mở ra một số mô hình, phương thức mới về đầu tư công viên, cây xanh. Có thể đầu tư tư nhân nhưng mà nhân dân hưởng lợi chứ không phải bán vé hay đủ thứ gây cản trở như hàng rào làm người dân không được hưởng lợi”. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==