Ngày Nay số 299

Sáng 8/10 (tức 13 tháng 9 nămNhâmDần), Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Namphối hợp Hội đồng họ Trịnh Việt Namđồng tổ chức Lễ khánh thành tượng đài chúa Trịnh Sâm và Lễ tưởng niệm240 nămngày giỗ Chúa Trịnh Sâm tại nhà thờ họ Trịnh (thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội). Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm là vị chúa thứ 9 trong số 12 đời chúa cầm quyền thời Lê rung hưng (1533 – 1789). Ông sinh ngày 9 tháng 2 năm 1739, mất ngày 13 tháng 9 năm 1782 (hưởng dương 43 tuổi) thụyhiệuThánhTổThịnh vương. Chúa Trịnh Sâm chào đời và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang bị các nhóm địa phương nổi lên đòi chủ quyền trênmột số vùngmiền núi Bắc Bộ. Phụ thân của ông là Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh đã bỏ hơn 10 năm chinh chiến mới tạm dẹp ổn định tình hình. Vì thế sự có biến động, ngay từ nhỏ Trịnh Sâmđã được đào tạo tử tế với kỳ vọng có thể giúp họ Trịnh khôi phục được vị thế triều đình huy hoàng xưa kia, ông được rèn tính kiên trung, trí quả quyết, đức khoan hòa và cả tứ thư, ngũ kinh, võ bị cẩm nang, binh thư trận mạc... để cầmquyền thay cha. Những năm đầu lên ngôi trị vì, ông chính thức thân chinh đi đánh dẹp các cuộc phản loạn bên ngoài, bên trong thì sửa sang nền chính trị, trọng dụng nhân tài, xây dựng quân đội hùngmạnh. Cơ hội đến với Trịnh Sâm vào năm 1774, nhân có cuộc nổi dậy của Tây Sơn, chúa đã chớp thời cơ thu phục đất Thuận Hóa là thủ phủ của họ Nguyễn, giúp lãnh thổ Đàng Ngoài mở rộng cực đại kể từ khi có cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra đầu thế kỉ XVII. Năm 1775, chính chúa Trịnh Sâm đích thân Nam chinh và thống nhất bờ cõi. Trước đó vào năm 1770, dù rất bận công việc đất nước, nhưng Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vẫn tham thú đi lễ và vãng cảnh Hương Tích Sơn. Ngài đã ngự lãm toàn cảnh nơi đây, có lưu nhiều bài thơ và trước tác ca ngợi cảnh đẹp, đặc biệt là Động Hương Tích Sơn (Động Trong), Ngài đã có bút phê: “Nam Thiên Đệ Nhất động” - Tức cảnh sắc trong hang động này là Nhất Trời Nam - Có người cho đây là lời tiên tri mang áng văn chương dự báo về sự “Lập thành và phát triển Lễ Hội Chùa Hương lấymốc từ năm1770”. Trong Lễ khánh thành và lễ tưởng niệm 240 năm ngày giỗ Trịnh Sâm, ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay có bài phát biểu về công lao chúa Trịnh Sâm, chia sẻ với Trung tâm UNESCO Mỹ thuật đã phối hợp Hội đồng họ Trịnh Việt Nam làm tốt công việc sáng tác, thi công, vận động kinh phí xã hội hóa để pho tượng được ra mắt nhân dân và tổ chức lễ khánh thành. Ông Mạnh cũng ủng hộ ý tưởng dự án “Vườn Văn Chương Chùa Hương”. Luật sư Trịnh Minh Phúc, chủ nhân ngôi nhà thờ họ TrịnhởHội Xá, cũng phát biểu về họ Trịnh Hương Sơn bấy lâu nay luôn khát vọng được chiêm bái dung nhan chúa Trịnh Sâm trong không gian vănhóaChùaHương, đếnnay đã thành hiện thực. Tại buổi lễ, họa sĩ, nhàđiêu khắc Trịnh Yên đã phân tích ý nghĩa và tư tưởng của pho tượng đài chúa Trịnh Sâm đã được thực hiện bằng “tri thức tâm linh thoại vọng”, để được vận dụng độ chính xác theo chuẩn mực tâm linh cho pho tượng. “Công trình tượng đài chúa Trịnh Sâm không chỉ TRỊNH YÊN - NINH GIANG BẮC mang tinh thần đền ơn đáp nghĩa của người họ Trịnh, mà cả nhân dân, cả những người kính yêu chúa Trịnh Sâm ở một góc trời, nơi đó là Chùa Hương, nơi đó có bút phê của chúa đã đề: “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, với nguyện vọng của chúa là“Taynângđụngạo ChùaHương / Cầudânno ấm, binh cường chinh Nam”, hình ảnhnày sẽđi cùngnămtháng bởi tính nhân văn, tính bảo lưu cho một sự tích về Lễ hội Chùa Hương và cũng đồng thời cầu cho cuộc Nam chinh của chúa được thành công”, tác giảTrịnhYên cho biết. Việc khánh thành tượng đài chúa Trịnh Sâm cũng là “tín hiệu dạo đầu cho dự án “Vườn Văn Chương Chùa Hương” của tác giả Trịnh Yên. Theovị họa sĩ, kể từnăm1770, khi bút phê tiên tri“NamThiên Đệ Nhất Động”của chúaTrịnh Sâmrađời, nóbắt đầu thuhút tri thức và trí tuệ kẻ sĩ, quan lại, taonhân,mặc kháchvàmuôn tâm thế lữ hành Hương Tích Sơn không thể không ghi lại cảmxúc củamình. “Thời gian ấy đã kéo dài đến nay là 252 năm với hàng nghìn bài thơ, văn tụng, đối, liễn ở dạng ngợi ca cảnh sắc, ngợi ca tình yêu, ngợi ca chân lý tu Phật. Với trữ lượng văn chương Chùa Hương quá ư đồ sộ, chỉ duy nhất có ở Hương Tích Sơn xứng đáng được lập thành di tích ‘Vườn văn chương Chùa Hương’”, ôngTrịnhYên chia sẻ. Buổi lễ diễn ra trang trọng với đội múa rồng, đội tế nam và cuộc mít tinh của hơn 300 đại biểu đồng cảm tôn kính tượng chúa Trịnh Sâm và ghi nhận một tác phẩm đẹp, linh thiêng và sẽ góp phần cho Hương Sơn thêm một di sản, một địa chỉ lữ hành không chỉ cho họ Trịnh, mà cho nhân dân Hương Sơn có thể nhớ về chúa Trịnh Sâm như người sáng tạo ra Lễ hội Chùa Hương. n Thamdựbuổi lễ có các đoàn đại biểu lãnhđạohuyệnMỹ Đức, lãnhđạo xãHương Sơn, các đoànđại biểuBộCông an, Thiếu tướngNguyễn BạchĐằng, PhóCục trưởng A03; Đại táĐào Tiến; ôngĐỗ Cường, Vụ trưởng, Chánh Thanh tra Thông tấn xãViệt Nam; ôngNguyễn Phương, PhóVụ trưởng Ban Tổ chức Trungương; Đại táĐào Tuấn, Cục Anninh kinh tế, BộCông an; Đại táĐinh Thanh Thảo, Phó trưởng phòngCảnh sát Giao thôngCông anHà Nội; Đại tá, TS TrươngNgọc Dương, Chínhủy ViệnBỏng Quốc gia; ÔngĐỗHữu Tạo, Chủ tịchHĐQT Tổng công ty Hóa dầu, Petrolimex; Ông Yoo Kim, Chủ tịchHội đồngQuản trị Tập đoànCUIYC; Thượng táNguyễn TrườngĐoàn, Phó Trưởng phòng 5, Bộ Tư lệnhCảnh vệ A10; bà Lê Thị MinhNguyệt, Chủ tịchHĐQT Công tyNgọc Thiêng; PGS TS Nguyễn TáNhí (ViệnNghiên cứuHánNôm) và đại diện lãnhđạoHội đồnghọ Trịnh các tỉnh, thànhHàNội, Hải Dương, Hải Phòng, NamĐịnh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, ThanhHóa, Nghệ An, Đà Nẵng, TPHồChí Minh, đặc biệt đông đảo bà conhọ Trịnh và nhândân xãHương Sơn, nhân dân làngHội Xá đã đếndâng hương và chiêmbái tượng đài chúa Trịnh Sâm. NHÂNDỊP TƯỞNGNIỆM240 NĂMNGÀY GIỖ CHÚA TRỊNH SÂM: Khánh thành tượng đài Tĩnh Đô Vương Họa sĩ Trịnh Yên (phải) chụp cạnh tượng chúa TrịnhSâm. Tượng chúaTrịnhSâm. NGAYNAY.VN 20 Số299 - ThứNăm, ngày20/10/2022 DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==