Ngày Nay số 299

Bải toán về danh dự Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, trong 2 năm từ tháng 6/2019 - tháng 6/2021, tại Việt Nam có 4.009 trẻ em bị xâm hại, trong đó 90% là trẻ em gái, tức hơn 3.600 em. Số lượngđối tượngxâmhại trẻem là 4.400, trong đó 95% là nam giới. Theo bà, các số liệu này đã sát với thực tếhay chưa? - Theo tôi con số 3.600 trẻ emgái bị xâmhại kém rất xa so với thực tế vì những lý do sau. Một là nạn nhân chọn cách im lặng vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, hoặc sợ bị cộng đồng đổ lỗi ngược lại cho mình. Và việc nhiều người xúm vào trách móc, bỉ bôi những trẻ em gái bị xâm hại không phải là hiếm khi xảy ra. Hai là phụ huynh của nạn nhân không dám tố cáo vì sợ mang tiếng. Họ coi việc con gái mình bị xâm hại là một nỗi xấu hổ, tủi nhục của gia đình, sợ những lời đàm tiếu có thể ảnh hưởng xấu tới tương lai đứa trẻ. Ngoài ra, nhiều gia đình do thiếu hiểu biết nên không biết phải kêu cứu với ai, thậm chí không biết hành vi xâm hại có trái pháp luật không nên cứ âm thầm chịu đựng. Lý do thứ ba đến từ trách nhiệm của chính quyền. Xâm hại trẻ em gái là vấn đề nhiều địa phương rất ngại báo cáo hay thống kê. Họ sợ những vụ việc đó sẽ làm mất danh hiệu thôn, xã, phường… văn hóa mà họ đang thi đua, nên không nhiệt tình xử lý đến cùng mà khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau, “việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không”. Theo tôi, đây là điều không thể chấp nhận được, bởi đó là hành động dung túng, thỏa hiệp với tội ác. Hòa giải là cách giải quyết được khuyến khích cho vi phạm dân sự, chứ không phải cho vi phạm có dấu hiệu hình sự như xâm hại trẻ em gái. Con số 4.400 đối tượng xâm hại trẻ em tất nhiên còn ít hơn thực tế khá nhiều, nhưng lại nhiều hơn số trẻ em bị xâm hại. Điều đó chứng tỏ đã có không ít những vụ nhiều đối tượng cùng xâmhại một trẻ emxảy ra. Theo những gì tôi biết, năm nào số thủ phạm cũng nhiều hơn số nạn nhân. Có vẻ như bài toán về danh dự là lý do lớn nhất khiến nhiều tội ác vẫn đang bị che giấu? - Đúng vậy. Khi đối mặt với bài toán danh dự, cả nạn nhân, người thân của họ và chính quyền địa phương đều chọn im lặng là lời giải cuối cùng. Điều đó khiến số vụ xâm hại trẻ em gái cứ tăng dần qua các năm. Trong khi đó, sự im lặng sẽ đẩy nạn nhân vào tâm lý tự đổ lỗi cho bản thân: tại mình ngây ngô, dại dột, thiếu hiểu biết nên mới bị xâm hại… Nếu ở trong trạng thái đau khổ, dằn vặt quá lâu, nạn nhân có thể bị tự kỷ, trầm cảm, thậm chí là tìm cách tự tử. Nếu danh dự có thể phá hủy cuộc đời một đứa trẻ như vậy, thì nó không khác gì một liều thuốc độc. Phải thay đổi nhận thức của cộng đồng Hiện nay, biện pháp hỗ trợ phổ biến nhất mà những bé gái bị xâm hại có thể tìm đến là gọi điện cho Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Theo thống kê năm 2021, tổng đài đã can thiệp được 1.000/1.194 vụ xâm hại trẻ em. Theo bà, chỉ một đường dây nóng liệu có đủ để bảo vệ trẻ emgái khỏi bị xâmhại? - Tất nhiên là không đủ rồi. Đầu tiên, không phải ai cũng biết tới Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em. Thứ hai, các nạn nhân khi gọi tới tổng đài thường có tâm lý hoảng loạn hoặc sợ cung cấp thông tin cho người lạ, nên nhiều khi nhân viên không thể nắm được các thông tin cần thiết để hỗ trợ, can thiệp. Ngoài ra, không phải địa phương nào cũng hợp Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tâm sự rằng, những người đau đáu với công tác bảo vệ trẻ em gái như bà thường cảm thấy khá cô đơn. Bởi vẫn còn đó một bài toán hóc búa đang cản trở rất nhiều nỗ lực can thiệp, hỗ trợ những bé gái bị xâm hại. Phóng viên Ngày Nay đã có một cuộc trò chuyện với bà với về vấn đề này. VIỆT KHÔI Khoảng trống về an toàn của trẻ em gái NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số299 - ThứNăm, ngày20/10/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==