Ngày Nay số 300

NGAYNAY.VN 14 Số300 - ThứNăm, ngày27/10/2022 KHOAHỌC TIN & TIN Virus gây cúmgia cầm được phát hiện lần đầu tiên là tại Italia vào đầu thập niên 1900 và giờ đây được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997. Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của bệnh cúm khác Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết ở mắt. Ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Lịch sử bùng phát dịch cúm gia cầm như thế nào? Đó là năm 1890, dịch cúm đầu tiên đã được ghi chép lại. Đến năm 1918, Tây Ban Nha ghi nhận, dịch cúm do virus cúm gia cầm H1N1 đã làm chết hơn 40 triệu người. Tại châu Á vào năm 1957, dịch cúm tại châu Á do virus H2N2 đã làm chết 100.000 người. Một năm sau, ở Hồng Kông, dịch cúm đã làm chết 700.000 người do tác nhân là virus H3N2. Cả hai loài virus H2N2 (gây dịch năm 1957) và H3N2 đều được cho rằng đã có sự trao đổi gene giữa virus cúm gia cầm và virus cúm người, điều này làm cho virus có khả năng xâm nhiễm vào người. Năm 1997, những trường hợp đầu tiên của cúm gà H5N1 được phát hiện ở Hồng Kông. Đợt bùng phát này chỉ giới hạn ở Hồng Kông. Năm 2003, châu Á cảnh báo về nguy cơ dịch cúm được đưa ra sau khi có 2 trường hợp nhiễm H5N1 ở Hồng Kông, trong đó một bệnh nhân đã tử vong sau đó. Tháng 9/2003, lần đầu tiên Hàn Quốc xuất hiện dịch cúm gia cầm ở gà do virus H5N1. Cũng trong năm này, tại Hà Lan, dịch cúm gia cầm (do H7N7) đã bùng phát dữ dội tại gần 800 trang trại gia cầm và làm tiêu huỷ 11 triệu con gà. Virus này cũng đã xâm nhiễm 83 người qua tiếp xúc trực tiếp và có triệu chứng như bị cúm. Một trường hợp trong số đó đã tử vong. Năm 2004, Nhật Bản lần đầu tiên có dịch cúm gia cầm (cũng do H5N1). Tháng 1/2004, một đợt bùng phát mới của cúm gà H5N1 lan toả vào nền công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam và Thái Lan, và chỉ trong vòng một vài tuần lễ đã lan rộng ra 10 quốc gia trong khu vực ở châu Á, bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những cố gắng nỗ lực đã được đưa ra để thiêu huỷ số gà, vịt và ngỗng bị lây nhiễm (hơn 40 triệu con gà tính riêng đã bị thiêu huỷ ở những vùng lây nhiễm cao), và đợt bùng phát đã được ngăn chặn vào tháng 3, mặc dầu số người chết ở cả Việt Nam và Thái Lan lên đến 23 người. Kể từ năm 2014, hơn 50 ca nhiễm H5N6 ở người đã được ghi nhận ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Hồi tháng 2/2021, những ca nhiễm H5N8 đầu tiên ở người được báo cáo ở 7 công nhân chăn nuôi gia cầm ở Nga; tất cả các trường hợp được báo cáo là nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tình trạng lây nhiễm ở người với các chủng cúm gia cầm khác đã xảy ra không thường xuyên, bao gồm H7N3 ở Canada, H7N7 ở Hà Lan, H7N4 và H9N2 chủ yếu ởTrung Quốc. Dữ liệu giám sát chỉ ra rằng nhiều trường hợp nhiễm cúm gia cầm có thể gây ra các triệu chứng hô hấp nhẹ hoặc thậm chí là cận lâm sàng. Tuy nhiên, viêm phổi nặng với tỷ lệ tử vong theo ca bệnh cao đã được báo cáo trong các cụm nhiễm H5N1, H5N6 và H7N9.n MINH ANH Cúm gia cầm đã bắt đầu như thế nào? n Phát hiện bản đồ lâu đời nhất thế giới mô tả các vì sao của Hipparchus. Các nhà khoa học phát hiện ra tấm bản đồ lâu đời nhất thế giới về những vì sao do nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại Hipparchus biên soạn vào khoảng năm 129 trước Công nguyên. Bản đồ ẩn dưới những dòng chữ viết trên giấy da có tên gọi là Codex Climaci Rescriptus. Tấm giấy da cổ đại đã cạo đi và tái sử dụng trong nhiều thế kỷ nhưng gần đây các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra hình ảnh về bản đồ thiên văn. Tấm giấy da bảo quản tại Tu viện St Catherine trên bán đảo Sinai, Ai Cập. n Biến nước tinh khiết thành kim loại. Các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên làm được điều không tưởng, đó là biến nước tinh khiết trở thành “kim loại” với đặc tính dẫn điện và thậm chí có thể quan sát bằng mắt thường. Bằng cách đưa nước tinh khiết tiếp xúc với kim loại kiềm trộn lẫn các electron - trong trường hợp này là hợp kim của natri và kali - các hạt mang điện đã chuyển động tự do, khiến nước tinh khiết lần đầu tiên mang theo những đặc tính cơ bản của kim loại. Mặc dù độ dẫn điện chỉ kéo dài trong vài giây, nhưng đây là một bước quan trọng để các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá khả năng vô tận của nước. n Hóa thạch tiết lộ loài khủng long giống đà điểu nặng 800kg. Chinzorig Tsogtbaatar, chuyên gia tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, Mỹ cùng các đồng nghiệp phát hiện, những con khủng long giống đà điểu mang tên Ornithomimosauria đã phát triển đến kích thước khổng lồ ở miền đông Bắc Mỹ cổ đại. Khủng long Ornithomimosauria có hình dạng giống đà điểu với đầu nhỏ, cánh tay dài và chân khỏe. Các hóa thạch mới, bao gồm cả xương bàn chân, có niên đại khoảng 85 triệu năm, mang lại những thông tin hiếm về một giai đoạn tiến hóa còn nhiều bí ẩn của khủng long Bắc Mỹ. Họ ước tính loài lớn hơn nặng hơn 800 kg và cá thể được nghiên cứu có khả năng vẫn đang ở độ tuổi phát triển. Như vậy, đây là một trong những loài Ornithomimosauria lớn nhất từng ghi nhận. PV (tổnghợp) Đối với conngười, cúmgàgây racác triệuchứng tương tựnhưcủabệnhcúmkhácĐó làsốt, ho, đauhọng, đau nhức cơbắp, viêmmàngkết ởmắt. Ởnhững trườnghợp nghiêmtrọng, có thểgây suygiảmhôhấpvàviêmphổi, có thểdẫnđến tửvong.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==