Ngày Nay số 300

Người Xinh Mun cho rằng với việc tiến hành Lễ Mừng cơm mới (Trả pa me) họ sẽ có được những mùa màng bội thu. Sinh sống ở địa bàn đa dân tộc, việc giao tiếp văn hóa giữa người Xinh Mun với các dân tộc khác là tất yếu. Mặc dù vậy, cho đến nay họ vẫn giữ được những bản sắc, phong thái, tâmthức cùngnhiều nét độc đáo riêng có trong văn hóa tộc người của mình. Đó là hình ảnh những ngôi nhà sàn với kết cấu khung cột - xà - quá giang, mái hìnhmai rùa, trang trí khau cút trên đầu hồi... Hay tằng cẩu - kiểu để tóc truyền thống của người phụ nữ Xinh Mun mà ngày nay họ vẫn còn duy trì một cách phổ biến. Nghi lễ quan trọng của người Xinh Mun Một phương diện nổi bật trong văn hóa người Xinh Mun không thể không nhắc đến các nghi lễ nông nghiệp có liên quan đến trồng trọt trên nương như: Nghi thức cầu “mẹ lúa” (me ngo); nghi lễ cầu cúng ma rừng, ma núi, hồn lúa... Trong đó, Lễ Mừng cơm mới được coi là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống quan trọng nhất, được trao truyền qua nhiềuđời, trở thànhdi sảnđộc đáo của dân tộc XinhMun. Đây là nghi lễ chứa đựng những nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa, đời sống, kinh tế của đồng bào Xinh Mun qua các câu chuyện truyền thuyết, diễn xướng, dân ca, dân vũ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Lễ Mừng cơm mới cũng phản ánh hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh nảy sinh trong cuộc sống, lao động sản xuất, là chỗ dựa tinh thầnđểmọi người hướng về tổ tiên, dòng tộc, các vị thần, qua đó gửi gắm niềm tin, cầu mong một cuộc sống bình an, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Bên cạnh đó, Lễ Mừng cơm mới còn thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn và tưởng nhớ tới những người có công sinh thành, dưỡng dục, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật làm nương theo mùa vụ. Nghi lễ còn bảo lưu các món ăn truyền thống của dân tộc, thể hiện tri thức dân gian về ẩm thực của người Xinh Mun trong việc khai thác thức ăn trong tự nhiên phục vụ đời sống hàng ngày. Lễ Mừng cơm mới của người XinhMun thường được THANH HÀ tổ chức vào khoảng cuối tháng Tám đầu tháng Chín hàng năm, thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự lựa chọn của các gia đình. Đây là dịp để các thành viên gia đình, dòng họ quây quần bên nhau mừng thành quả lao động sau một mùa vụ vất vả; là dịp để ông bà, chamẹ dạy bảo con cái. Phát huy giá trị di sản phi vật thể Với giá trị tiêu biểu, Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 64/QĐBVHTTDL. Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã ChiềngSơđược đưa vàoDanh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là sự ghi nhận và động viên xứng đáng với các cấp, các ngành và chủ thể nắm giữ di sản. Việc ghi danh nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm, tinh thần tự giác của các chủ thể, cộng đồng và những nhà nghiên cứu trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. “Thời gian tới, ngành văn hóa tỉnh Điện Biên sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy tốt nhất giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danhmục quốc gia như: Nghệ thuật Xòe Thái, Nghệ thuật Múa của người KhơMú, Nghệ thuật Khèn của người Mông, Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun… Qua đó, bảo tồn, phát huy nhữngnét đẹp trongđời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, ôngHiệp nói. n Người XinhMun có tên tự gọi làK’singMun (người ở núi). Trong lịch sử, họ còn được gọi làngười Xá, Xá Puộc, hay Puộc, Pụa. Người XinhMun cư trúở lưng chừngnúi trêndải đất chạy dọc biêngiới Việt - Lào; tập trung chủyếuở các huyện YênChâu, SôngMã,Mai Sơn thuộc tỉnhSơnLavàở tỉnhĐiệnBiên. LỄMỪNG CƠMMỚI: Tri thức dân gian độc đáo của người Xinh Mun NGAYNAY.VN 20 Số300 - ThứNăm, ngày27/10/2022 DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==