Ngày Nay số 300

NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ Số300 - ThứNăm, ngày27/10/2022 dân sống trong khu vực bị ô nhiễm ánh sáng sẽ mắc một số căn bệnh liên quan đến rối loạn nhịp sinh học cơ thể, gia tăng khả năng ung thư. Theo Sky &Telescope, sự gián đoạn nhịp sinh học còn liên quan đến rối loạn giấc ngủ như mất ngủ và hội chứng giai đoạn ngủ muộn, cũng như trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn thiếu tập trung, béo phì, tiểu đường và tim. Viện Ung thư quốc gia Mỹ từng có nghiên cứu về việc sử dụng ánh sáng đèn điện quá nhiều sẽ tăng nguy cơ ung thư vú. Việc sử dụng đèn với năng suất lớn, sử dụng triền miên, nhất là vào ban đêm khiến cơ thể khó ngủ, ở nhiều người xuất hiện tình trạng mất ngủ kéo dài. Khi bị mất ngủ, việc sản xuất Bệnh lý ánh sáng Bóng tối rất cần thiết cho cơ chế hoạt động sinh học của con người. Trong nhiều thế kỷ trước khi ánh sáng nhân tạo xuất hiện, loài người đã quen với chu kỳ ngày đêm, gồm 12 giờ ánh sáng tự nhiên và 12 giờ bóng tối. Chu kỳ đó đã trở thành một phần của nhịp sinh học, và cơ chế này bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự hiện diện của ánh sáng vào ban đêm. Ô nhiễm ánh sáng là thủ phạmâm thầm làm suy giảm thị lực của con người và các động vật sống trong phạm vi ảnh hưởng. Giới y khoa toàn cầu nhiều lần đưa ra các khuyến cáo về ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe. Đặc biệt, WHO từng cảnh báo người melatonin ở não bị ức chế. Chất này được tiết ra ít, cơ thể sẽ gia tăng sự phóng thích các estrogen (nội tiết tố nữ) từ buồng trứng, khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ bị ung thư vú hơn. Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ, mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận hơn 40 ca bệnh có triệu chứng rối loạn nhịp sinh học, mất ngủ. Khoảng 20% trong tổng số bệnh nhân này bị rối loạn do ánh sáng đèn điện. Thành phần bị rối loạn giấc ngủ có liên quan đến yếu tố ánh sáng là công nhân, sinh viên, giới văn phòng. Chức năng sinh học quan trọng khác bị gián đoạn bởi sự hiện diện của ánh sáng vào ban đêm là sản xuất melatonin. Melatonin có khả năng chống oxy hóa mạnh, chống chất gây ung thư và chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất, các phản ứng miễn dịch. Chính sách về chiếu sáng đô thị Tác động của ô nhiễm ánh sáng tuy không thể quan sát trực tiếp như ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất… nhưng để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, sức khỏe của cư dân đô thị. Trước đây, vấn đề ô nhiễm cũng như chiếu sáng trong đô thị tại Việt Nam vẫn chưa nhận được quan tâm xứng đáng của toàn xã hội. Nhưng trong một thập kỷ trở lại đây, với sự thay đổi về nhận thức, ô nhiễm ánh sáng ngày càng trở thành chủ đề được bàn thảo sôi nổi, đặt ra vấn đề cần có cơ chế riêng để quản lý hiệu quả công tác chiếu sáng. Theo đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), hiện đã có ba thành phố triển khai lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng chiếu sáng đô thị là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tuy nhiên chỉ duy nhất Đà Nẵng hoàn thành và phê duyệt đồ án. Hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thậm chí còn chưa tổ chức lập quy hoạch, dẫn đến chỉ tiêu hoàn thành quy hoạch chiếu sáng đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương chưa đạt theo định hướng. Nhận xét về hệ thống và công nghệ chiếu sáng công cộng tại Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Tiến, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam cho biết công nghệ chiếu sáng trong nước đang phát triển rất nhanh. Đặc biệt ở khu vực đô thị, chiếu sáng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của đời sống, bên cạnh các nhu cầu về nước, thực phẩm và không khí. Hiện nay, việc sử dụng đèn LED có thể tiết kiệm điện đến hơn 50% so với các đèn chiếu sáng thông thường. Đồng thời, sự xuất hiện của hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời và các loại năng lượng tái tạo khác cũng giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên về tổng quan, công nghệ được áp dụng trong hệ thống chiếu sáng của nước ta cũng được nhận định không chỉ tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn cung cấp độ sáng thấp, chi phí bảo trì cao. Để hạn chế nhược điểm trên, việc ứngdụnghệ thống chiếu sáng thôngminh đang là hướng đi đúng làm giảm lượng điện thất thoát, giảm lãng phí, hạ thấp nguy cơ tai nạn giao thôngmà còn nâng cao được độ an toàn, an ninh ở khu vực công cộng, làm đẹp cảnh quan đô thị... Việc tiết kiệm năng lượng tại các tuyến đường, tòa nhà, cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện sẽ giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Từ kinh nghiệm trong công tác, ông Nguyễn Hồng Tiến cho biết mỗi thành phố trên thế giới đều đi theo mô hình chiếu sáng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đầu tư, ứng dụng công nghệ và khả năng đáp ứng yêu cầu của cộng đồng. Trong đó, đô thị chiếu sáng thông minh hiện đang là một trào lưu ấn tượng. Việt Nam không chỉ định hướng theo đuổi mô hình này mà còn coi đó là một trong những nhiệm vụ được đặt ra đối với quá trình phát triển đô thị. n Công nghệ được áp dụng trong hệ thống chiếu sáng của Việt Nam được nhận định không chỉ tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn cung cấp độ sáng thấp, chi phí bảo trì cao. Để hạn chế nhược điểm trên, nước ta đang ứng dụng hệ thống chiếu sáng thông minh để giảm lượng điện thất thoát, giảm lãng phí, hạ thấp nguy cơ tai nạn giao thông, đồng thời nâng cao được độ an toàn, an ninh ở khu vực công cộng, làm đẹp cảnh quan đô thị... ÔNG NGUYỄN HỒNG TIẾN - CHỦ TỊCH HỘI CHIẾU SÁNG VIỆT NAM

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==