Ngày Nay số 301

NGAYNAY.VN 16 Số301 - ThứNăm, ngày3/11/2022 GIÁODỤC Việc thiết kếngày học chohọc sinh phải bắt đầu từ lợi ích lâudài của chínhhọc sinh, chứkhôngphải để thuận tiệncho hoạt độngcủa trường, hay cho giờ làmcủacha mẹ, hoặc choquản lý củaxãhội. Ngày học kéo dài đến 10 giờ đêm Chuyệnđi học sớmtừ tinh mơ ở TP HCM đã khiến nhiều phụ huynh lên tiếng. Ngay cả ở Hà Nội, khi giờ học đã được bố trí muộn hơn cả nước do yếu tố tắc đường, nhiều bậc chamẹ vẫn chưa thỏamãn. Chị NguyễnThị Minh, một phụ huynh có con đang theo học lớp6 trườngcông lậpchia sẻ, ngày đầu năm đi họp phụ huynh, thầy giáo thông báo đúng 6h30 phải có mặt. Sau 6h30 gọi là trễ và trễmột năm 3-4 lần sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm. Chỉmới gầnhai thángđi học mà nhìn con rất mệt mỏi, hết năng lượng nghe giảng. Mỗi sáng, cả nhà chị phải thức dậy lúc 6 giờ kém 15, chuẩn bị cá nhân, ăn uống. “Tối nào bài vở của các con cũng phải xử lý đến gần 11 giờ đêmmới xong, rất ít hôm các con được đi ngủ sớm”, chị Minh nói. Gia đình anh Hữu Anh, quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng vậy. Con mới chân ướt chân ráo vào THCS nhưng ngày nào con cũng đầy ắp bài vở. Gia đình đã cố gắng cho con ngồi vào bàn học sớm, nhưng từ ngày lên cấp, không hômnào con được ngủ trước 10 giờ đêm. Anh nêu ý kiến: “Có thể lùi lịch học của học sinhmầmnon, tiểu học, THCS cho phù hợp với giờ làm của bốmẹ và để các emđược ngủ dậy muộn hơn. Còn với học sinh cấp THPT, thì có thể giữ nguyên vì các emđã lớn, tự đi học bằng xe đạp hoặc xe bus”. Đây không phải là câu chuyện mới. Cách đây 4 năm, sau khi Bộ LĐ-TB-XH đưa ra đề xuất trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về thời gian làm việc dự kiến từ 8h30 đến 17h30, phụ huynh học sinh cũng như giáo viên đã bày tỏ quan điểm và đưa ra các ý kiến khác nhau về giờ học của học sinh sao cho phù hợp với người học vàvới côngviệc của cha mẹ. Hầu hết ý kiến đều cho rằng nếu thời gian làm việc thay đổi thì giờ vào học và tan trường của học sinh cũng cần phải thay đổi sao cho tương thích. Nếu không có sự đồng bộ thì mọi việc sẽ xáo trộn và không đạt được mục tiêu đặt ra. Tại Hà Nội, từ năm 2012, thành phố đã thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận BaĐình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Theo đó, các trường bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Riêng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h. Nhiều nămnay, học sinh ở hầuhếtcáctrườngtrênđịabàn HàNội đềubắt đầu tiết học lúc 7h30.Trướcđó15phút, cácem đã phải có mặt để ổn định lớp học. Việc yêu cầu các em phải có mặt sớm từ 6h30 phút như chị NguyễnThịMinhphảnánh phụ thuộc vào phong trào thi đua của từng trường, từng lớp. Thiết kế ngày học không “ăn theo” giờ làm Ngay khi câu chuyện thay đổi giờ học giờ làm nổ ra, PGS.TS Ngô Minh Oanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP HCM từng trả lời báo chí, giờ học hiện tại của học sinh Việt Nam là khá sớm so với các nước trên thế giới dẫn đến tình trạng học sinh chưa tái tạo đủ năng lượng khi đến trường. Ông Oanh ủng hộ chủ trương thay đổi giờ làmviệc của cơ quan nhà nước, đồng thời đề xuất giờhọc của học sinh cũng nên thay đổi sao cho phù hợp với nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và bố trí hợp lý với các điều kiện khác. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, chuyên gia giáo dục, Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên chỉ ra những mặt hạn chế mà ngành giáo dục đang vấp phải. Đây cũng là lý giải vì sao một dài nhưng không phải vì việc học. Thứ nữa là do dạy thêm, học thêm. “Chúng ta cần biết rằng chương trình phổ thông tổng thể phiên bản 2018 của Việt Nam hiện quy định số tiết học trung bình của học sinh tiểu học là 25 - 30 tiết/tuần (mỗi tiết 35 phút), với trung học là 30 tiết/tuần (mỗi tiết 45 phút). Nếu áp dụng mức trung bình này, thì thời gian thực học của học sinh tiểu học là 3-4 giờ/ngày, học sinh trung học là 4,5 giờ/ngày. Con số đó không hề cao. Học nhiều giờ mỗi ngày không hoàn toàn đồng nghĩa với chăm học, và càng không đồng nghĩa với học tập hiệu quả. Theo ThS Nguyên, việc thiết kế ngày học cho học sinh phải bắt đầu từ lợi ích lâu dài của chính học sinh, chứ không phải để thuận tiện cho hoạt động của trường, hay cho giờ làm của cha mẹ, hoặc cho quản lý của xã hội – đó là những điều thứ yếu”, Thạc sĩ Nguyên phân tích. Cần phải thiết kế lại ngày học, năm học sao cho linh hoạt nhất và hợp lý nhất với con trẻ.n Trường học bắt đầu từ mấy giờ là hợp lý? TUYẾT MAI ngày của học sinh Việt Nam diễn ra quá dài và mệt mỏi. Trước nhất là do cách thiết kế một năm học. Năm học của Việt Nam được thiết kế gồm 9 tháng. Con số này có thể ít hơn so với các trường quốc tế là 10 tháng. Bằng cách tăng số ngày học trong năm lên 20 ngày, chúng ta có thể rút ngắn ngày học xuống khoảngmột giờ mà không ảnh hưởng tới tổng số giờ học trong năm. “Có nghĩa là, học sinh Việt Nam nghỉ hè dài tới 3 tháng là không cần thiết, mà có thể rút ngắn xuống 2 tháng hè hoặc ít hơn, đồng thời chia nhỏ thành các kỳ nghỉ giữa kỳ, cuối kỳ để học sinh được nghỉ sau khoảng mỗi 10 tuần học. Đồng thời thay vì học sinh phải bắt đầu học lúc 7 giờ, có thể đến trường trễ hơnmột giờ (ví dụ 8 giờ)”, ThS Nguyên nói. Một lý do nữa là do giờ hoạt động của trường học được thiết kế theo giờ cha mẹ đi làm, do học sinh ngủ trưa ở trường trong khi trường ở quốc tế không áp dụng, điều này khiến cho thời gian ở trường kéo Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có ý kiến về việc bắt đầu giờ vào học của học sinh quá sớm khiến các em thì mệt mỏi, còn cha mẹ thì áp lực, xoay như chong chóng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==