Ngày Nay số 302

NGAYNAY.VN 13 CHUYÊNĐỀ Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 với những cuốn từ điển dày cộp, mà ví dụ điển hình nhất chính là Google Translate. Chuyên gia Paulina Kubala - Chuchnowska khẳng định, các nhà xuất bản tin tức là bên hưởng lợi nhiều nhất từ AI. Theo một khảo sát được Statista thực hiện với 233 tòa soạn trên 32 quốc gia, đề xuất tự động là ứng dụng hữu ích nhất mà AI mang tới; tiếp theo đó là phát triển thương mại, tự động hóa, thu thập tin tức và báo chí robot (viết báo bằng AI). Nhà văn và nhà báo… robot Dù không quá phổ biến, nhưng xu hướng độc đáo nhất có lẽ là dùng AI để sáng tạo nội dung. Đã có những cuốn tiểu thuyết được viết hoàn toàn bởi một nhà Phát hiện đạo văn là ứng dụng vô cùng quan trọng với ngành xuất bản, trong thời đại internet tràn ngập thông tin chưa được kiểm duyệt. Khả năng tự động phát hiện nội dung đạo văn của AI có thể giảm đáng kể khối lượng công việc biên tập cho con người. Chức năng này cũng có thể giám sát vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuất bản của bên thứ ba. Năm 2018, Elsevier, một trong những tập đoàn xuất bản đa quốc gia uy tín nhất có trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan) đã cho ra mắt phần mềm StatReviewer, dùng AI để kiểm tra dữ liệu thống kê, tính đầy đủ của thông tin và phát hiện đạo văn. Ngoài ra, công nghệ dịch thuật của AI cũng giúp các dịch giả tiết kiệm được rất nhiều thời gian, so với việc loay hoay văn rô-bốt với sự hỗ trợ của các thuật toán. Năm 2017, một nhà văn tại Mỹ đã cùng tài xế của mình vượt quãng đường hơn 2.000km từ New York đến New Orleans, để tìm cảm hứng sáng tác một cuốn sách. Nhưng “nhà văn” này chỉ là một chiếc micro, một chiếc GPS kết hợp cùng một chiếc laptop được gắn vô số cảm biến Suốt hành trình, “nhà văn” đã thu thập mọi thông tin từ môi trường xung quanh và từ các cuộc trò chuyện của tài xế với người khác, rồi tổng hợp lại thành một cuốn sách có tên “1 the road” (1 con đường), được xuất bản năm 2018. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới được viết hoàn toàn bằng AI. Sau “1 the road”, hàng loạt cuốn sách được viết bởi những “nhà văn robot” cũng đã ra lò, như “Dinner Depression” (Bữa tối trầm cảm), “World Clock” (Đồng hồ Thế giới), “The Day a Computer wrote a Novel” (Ngày một chiếc máy tính viết tiểu thuyết)... Ở lĩnh vực báo chí, một số tòa soạn nổi tiếng đang dùng AI để viết báo là The Washington Post và Bloomberg. Washington Post đã phát triển Heliograf - công nghệ kể chuyện tự động có thể viết được các bài báo từ dữ liệu định lượng, cho phép tòa soạn đưa tin về tất cả các trận bóng đá của các trường trung học tại thủ đô Washington D.C. hàng tuần. Còn Bloomberg thì tự hào với Cyborg - hệ thống quản lý và sáng tạo nội dung có thể tạo ra hàng nghìn bài báo về báo cáo thu nhập mỗi quý của công ty. Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 6/2021, TS Nguyễn Thị Trang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết, AI có khả năng học và nắm vững các quy tắc viết, các kỹ năng về văn học, khoa học, giảng dạy văn bản thông qua “mạng nơ-ron” và viết các sản phẩm nội dung một cách độc lập. Dù vậy, AI hiện vẫn đang vật lộn để viết nên những bài báo chất lượng hay cuốn tiểu thuyết thực sự hấp dẫn, bởi chất lượng nội dung do AI tạo ra nhìn chung vẫn ở mức sơ khai. Công ty Narrative Science ở Chicago, Mỹ khẳng định rằng họ đã dạy được máy tính viết ra rất nhiều các bài báo, nhưng chủ yếu là về các sự kiện về thể thao. Tương tự, Heliograf của Washington Post và Cyborg của Bloomberg cũng chỉ có thể tổng hợp thông tin về các trận bóng đá và báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, các cuốn tiểu thuyết được viết bởi AI đều có nội dung khó hiểu, lan man, cách diễn đạt ngô nghê và câu văn vụng về. “1 the road” chỉ là tập hợp của những câu văn đơn giản tả phong cảnh, con người được chắp nối lại với nhau. Rất khó để hiểu nội dung của “Dinner Depression” muốn truyền tải điều gì, ngoài những đoạn văn tả cảnh khá sống động. Còn “World Clock” chỉ đơn thuần kể về các mốc thời gian khác nhau trên thế giới mà không có mối liên hệ nhất định nào. Thực tế, khả năng viết của các nhà văn và nhà báo robot mới chỉ dừng ở việc thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin lại với nhau. AI chưa thể tự quan sát, trải nghiệm để thu thập những chi tiết đánggiá, cũng không có cảm xúc và sự đồng cảm để viết những áng văn hay bài báo chạm đến trái tim của độc giả. Chúng có thể tạo nên các từ ngữ, câu văn, nhưng không thể tạo nên một cốt truyện, bởi chúng không thể hiểu được những điều chúng viết ra. Nhưng TS Nguyễn Thị Trang cũng lưu ý rằng, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc hình thành cảm xúc cho AI không phải là điều bất khả thi. Những công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các cảm xúc cho AI đã và đang hình thành. Ngoài ra, thông qua phân tích những thành công về mặt cốt truyện, AI có thể phân biệt đặc điểm câu chuyện và gợi ra loại phản ứng cảm xúc. Biết đâu sau này, AI có thể viết được những câu chuyện bớt “máy móc” hơn, tiến hóa từ một công cụ trở thành đối thủ cạnh tranh của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo?n Một báocáocủaĐại họcUSCAnnenberg (chuyênvề truyền thôngvàbáochí) khẳngđịnh rằng, AI làmột trongnhữngcôngcụ tiềmnăngnhất để tăngmứcđộ tương tác với khángiả. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc hình thành cảm xúc cho AI không phải là điều bất khả thi. Những công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các cảm xúc cho AI đã và đang hình thành. TS Nguyễn Thị Trang

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==