Ngày Nay số 302

Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 10 giờ 10 phút ngày 31/10, hãng Millon đã có thông cáo chính thức về việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá trong ngày. Thông tin này mở ra cơ hội hồi hương chiếc kim bảo có ý nghĩa quan trọng nhất thời kỳ nhà Nguyễn. Tồn tại 143 năm, các vua triều Nguyễn đã cho chế tác hơn 100 chiếc ngự ấn với công năng sử dụng và ý nghĩa khác nhau. Phần đa những chiếc ấn thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo) hoặc chế tác tỉ mỉ từ đá quý (gọi là ngọc tỷ). Hiện nay bộ sưu tập“Kim ngọc bảo tỷ” do Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu trữ bao gồm 85 ngự ấn. Trong đó ngoài hai kim bảo từ thời chúa Nguyễn, còn lại là kim ngọc bảo tỷ của 9 đời vua và hậu phi. Riêng dưới thời hai hoàng đế là Gia Long và Minh Mạng, số kim ngọc bảo tỷ được chế tác lên tới con số 20 chiếc. Trong đó 6 chiếc đúc vào giai đoạn trị vì cua vua Gia Long, 14 chiếc đúc dưới thời Minh Mạng. Ấn Hoàng đế chi bảo nằm trong bộ 14 chiếc kể trên. Theo Đại Nam thực lục, ấn Hoàng đế chi bảo được đúc vào giờ tốt ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn làm từ vàng mười tuổi, kích thước 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, nặng 280 lạng, 9 đồng 2 phân. Quai ấn có hình một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ Vương; kỳ (vây lưng) dựng đứng; đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc bốn chữ triện “Hoàng đế chi bảo” (bảo vật của hoàng đế). Kim ấn “Hoàng đế chi bảo” có vị trí rất quan trọng trong hệ thống hành chính của triều Nguyễn. Ấn được dùngchocáchoạt độngcông quyền, chính sự, vào các lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, sắc phong…. Kim ấn “Hoàng đế chi bảo” phản ánh một thời đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc, là di sản văn hóa quý báu của Việt Nam. Khi tuyên bố thoái vị năm 1945, Hoàngđế chi bảo chính là chiếc ấn được vua Bảo Đại chọn để trao cho chính quyền cách mạng. Cùng với ấn Hoàng đế chi bảo, cựu hoàng cũng trao thanh bảo kiếm được vua Khải Định truyền. Đây là hai biểu tượng biểu trưng cho quyền lực cao nhất của chế độ quân chủ thời Nguyễn. Đại diện chính quyền cách mạng tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này và chuyển về Hà Nội trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (12/1946), ấn kiếm được cho là đã bị thất lạc. THANH HÀ Năm 1952, hai cổ vật nàỵ đã rơi vào tay người Pháp. Ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn, kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại với vai trò là Quốc trưởng, sau đó được đưa sang Pháp vàonăm 1953 trao cho Nam Phương Hoàng hậu. Cặp ấn kiếm được bảo quản một thời gian trước khi ông Bảo Đại làm đơn kiện con trai Bảo Long để đòi lại cặp ấn kiếm. Tòa xử Bảo Long được giữ cây kiếm và giao lại chiếc ấn cho cựu hoàng. Sau khi Bảo Đại qua đời, kim ấn Hoàng đế chi bảo được di chúc cho bà Monique Baudot, người vợ hợp pháp cuối cùngcủaông. BàBaudot giữ chiếc ấn cho đến khi qua đời vào năm 2021, sau đó ấn được chuyển giao cho người thừa kế của bà. Ngày 19/10/2022, website của hãng đấu giá Millon (Paris, Pháp) đăng tải thông tin sẽ đấu giá 329 cổ vật, trongđó cóhai cổ vật của nhà Nguyễn (1802-1945), gồm một ấn vàng đúc năm 1823 triềuMinhMạng (18201841), lô số 101 và một bát vàng triều Khải Định (19171925), lô số 100 thuộc sưu tập “Nghệ thuật Việt Nam” vào 11 giờ ngày 31/10/2022 (giờ Paris). Nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng, các giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, chính trị của ấn vàng Hoàng đế chi bảo, bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời từ Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan, tổ chức liên quan đã chủ động, nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm phương án“hồi hương” cổ vật thông qua biện pháp ngoại giao văn hóa, nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâmcủaViệt Namtrong việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”hồi hương. Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa ngày 1/11, sau nỗ lực ngoại giao của Việt Nam, hãng Millon đã đồng ý tạm hoãn đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo trong 10 ngày và cho phép phía Việt Nam thương lượng để được mua trực tiếp. Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân để huy động mọi nguồn lực nhằm “hồi hương” ấn vàng Hoàng đế chi bảo. n Kimấn“Hoàngđế chi bảo” cóvị trí rất quan trọng tronghệ thốnghànhchínhcủa triều Nguyễn. Ấnđượcdùngchocáchoạt động côngquyền, chínhsự, vàocác lễkhánh tiết, banân, xá tội, sắcphong…. Kimấn“Hoàng đế chi bảo”phảnánhmột thời đoạn trong tiến trình lịchsửcủaquốcgia - dân tộc, làdi sảnvănhóaquýbáucủaViệtNam. Hành trình ly kỳ của “đệ nhất quốc tỷ” Việt Nam NGAYNAY.VN 20 DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==