Ngày Nay số 303

Học cấp 3, ước mơ cháy bỏng của tôi là trở thànhmột nhà báo. Tôi đã làm hồ sơ thi báo, nhưng.... trượt vì ốm đúng hôm thi. Giấu nỗi buồn vào những dòng nước mắt trong đêm, tôi đứng lên sau vài tháng và tiếp tục ôn thi đại học. Tự tay viết hồ sơ. Thế rồi, tôi đỗ thủ khoa khoa Văn!. Ra trường, đi dạy cách nhà gần chục cây số, với cái xe Phượng Hoàng cà tèng, và nhiều khi không một đồng dính túi, tôi bắt đầu thấy yêu nghề. Đồng lương quá ít ỏi, con đường quá xa xôi, những ngày nắng mặt đường chảy nhựa, ngày gió rét thì gió hun hút muốn quất cả người cả xe xuống cánh đồng. Nhưng những gương mặt trẻ nhỏ đã khiến tôi yêu nghề và không bỏ nghề. Sau 3 năm, tôi chuyển về gần nhà, dạy trường cấp 3, đúng với chuyên môn tôi được học. Dù công việc nhiều khi có chuyện nọ chuyện kia, dù đôi khi cực kì mỏi mệt, tôi vẫn yêu nghề, và ngày càng yêu hơn. Cho đến nay, đã thành một bà giáo, tôi vẫn thấy yêu vô cùng cái nghề mà mình theo đuổi. Mà lạ, mỗi dịp khai giảng, đặc biệt, mỗi khi những bông phượng đầu tiên thắp đỏ trong những tán lá xanh, tôi vẫn thấy lòng bồi hồi xao xuyến lạ. Cứ như thuở vẫn là một cô bé học sinh, sắp phải chia tay trường lớp, thầy cô, bạn bè... Già rồi mà vẫn thế! Hay, đấy cũng là dấu hiệu của tuổi già, hay hoài niệm?... Chẳng biết! Chỉ biết rằng, sắp đến ngày của nghề, tôi lại thấy bâng khuâng... Nhớ da diết những ngày ôm sách lên giảng đường, thư viện, miệt mài với từng trang sách. Nhớ những gương mặt bạn bè tươi rói một thời, mà nay cứ gặp nhau là không bao giờ hết chuyện. Và cả ước mơ ngày nào... TÂM TÌNH FACEBOOK NHÀN NGUYỄN Cómột dạo tôi bị “hội chứng sáng thứ Hai”. Đến mức đêm Chủ nhật tôi thường khó ngủ, chân đau nhức vì lượng acid uric tăng cao. Tôi stress vì công việc mà mình đã từng yêu thích và đã làm suốt 23 năm. Đó thực sự là một quãng thời gian tồi tệ với tôi trong công việc. Có nhiều lý do khiến chúng ta stress trong công việc. Như: - Cảm thấy mình không phù hợp với công việc đó, vượt quá năng lực của mình hoặc không đúng với sở trường, sở thích của mình. Khiến mình không hài lòng, phải đáp ứng chứ không được thỏa sức. - Môi trường công sở quá nhiều đòi hỏi, khắt khe với sự khó tính (khó chiều) từ sếp đến các đồng nghiệp. Luôn bị cảm giác ai đó tấn công, dòm ngó vị trí, cạnh tranh thậm chí chơi xấu mình. - Áp lực đôi khi đến cả từ sự nhàm chán của công việc, không yêu thích nó chứ chẳng phải vì nhiều việc hay việc quá nặng. Đặc biệt với những người làm việc lâu năm, mòn mông ở một chỗ. - Từ cả chính bản thân. Như tôi thời gian đó, cảm thấy thất vọng về chính bản thân mình khi thấy mình cũ mòn đi, không tạo ra điều gì giá trị cho công việc của mình. Nhìn những tờ báo mình quản lý đi xuống, chất lượng nội dung ngày càng kém, quảng cáo không có, số lượng phát hành tụt giảm. Lòng tự trọng bị tổn thương và tự mình gây sức ép cho mình. Stress hủy hoại sức khỏe của chúng ta, như tôi là chứng mất ngủ vào những tối Chủ nhật vì sáng thứ Hai họp giao ban không có gì để báo cáo. Dễ nổi cáu, khó chịu hoặc nhiều người còn bị đau dạ dày. Tinh thần giảm sút, khó tập trung. Hầu hết những tai nạn lao động đều đến từ stress trong một thời gian dài. Làm sao để vượt qua stress trong công việc? 1. Quan tâm đến cảm xúc bản thân hơn Tập trung cho công việc là tốt nhưng cảm xúc bản thân cũng quan trọng không kém. Bạn không thể làmviệc tốt nhất khi cảmxúc của bạn tệ hại. Hãy cho phép bản thân được tiếp cận với nguồn năng lượng tích cực, tìm thấy những khía cạnh tích cực hơn và sử dụng nó nhiều hơn. Không thay đổi được công việc, hãy thay đổi bản thân. Không cải thiện được cả ngày, hãy cải tạo khoảnh khắc. Nghe nhạc, thư giãn, vận động một chút hoặc tạo ra một góc làm việc chill hơn bằng cây xanh, những bức ảnh yêu thích nhắc nhớ về khoảnh khắc hạnh phúc… 2. Sắp xếp lại mọi thứ Ngay cả khi bạn chưa đến mức stress, bạn vẫn cần biết sắp xếp công việc của mình để có được sự thoải mái thì làm việc mới có năng suất được. Biết từ chối thay vì ôm đồm. Một công việc tốt không nằm ở lương cao hay thời gian cho công việc ngắn mà nó nằm ở việc nó có khiến bạn trở nên tốt hơn hay không. Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng chống stress hiệu quả. Nếu công việc được sắp xếp hợp lý, bạn có thể thấy thoải mái hơn là rơi vào đống lùng nhùng, rối bời. Đặt kế hoạch cho mỗi việc và nỗ lực giải quyết nó sớm, bạn sẽ nhận được hormone hạnh phúc dopamine. Dopamine được nạp vào cơ thể chúng ta bằng cảm giác hoàn thành. Quá trình nảy sinh mong muốn đạt được và nỗ lực đi đến hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ làm tăng sự hài lòng, tức lượng dopamine trong ta. Cuối cùng, để mỗi ngày đi làm phải là một ngày vui chứ đừng là một ngày đày ải bản thân. Cho thứ Hai một cơ hội để BẮT ĐẦU thay vì để thứ Hai là một gánh nặng tiếp nối. Vẫn là hãy biết chăm sóc và yêu thương lấy bản thân mình hơn vậy, cho mỗi đầu tuần mà chúng ta trải qua trong đời. n Ước mơ ngày nào Vượt qua những thứ Hai khủng khiếp HOÀNG ANHTÚ NGAYNAY.VN 21 TẢNVĂN Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==