Ngày Nay số 304

Trongvănhóacủa đồngbàoKhmer, chiếcgheNgo(còn gọi làTukNgo)được tạotácdựatheohình ảnhconrắntrườnđi trênmặtnước, vì theo ngườidân,những chiếcghenhưvậy khôngchỉgọnnhẹ màcòndễdi chuyển trênnhữngluồnglạch ởđịaphương. Để cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thóc lúa đầy kho, hằng năm đồng bào Khmer lại tổ chức Lễ hội Ok Om Bok, nhằm tạ ơn vị thần mặt trăng đã đem đến no ấm cho người dân trong các phum, sóc. Lễ cúng trăng Với điều kiện địa lý tự nhiên nằm trong vùng khí hậu gió mùa Đông Nam Á với hai mùa rõ rệt, theo cách tính của đồng bào Khmer, đến giữa tháng Tư dương lịch là thời điểm giao mùa từ mùa khô sang mùa mưa. Đây là lúc gió mùa Tây Nam thổi đến, giúp cây cối khô héo trở lại tươi tốt nên được coi là điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây được đồng bào Khmer tổ chức vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên cũng như chuẩn bị tinh thần để bước vào vụ mùa sản xuất chính trong năm. Đến ngày Rằm tháng Mười âm lịch là thời điểm chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa khô, gió mùa Đông Bắc thổi về mang theo thời tiết mát mẻ, đồng bào Khmer tổ chức Lễ hội Ok Om Bok, hay còn gọi là Lễ cúng Trăng. Ok Om Bok là một trong ba lễ hội dân gian lớn nhất trong năm của người Khmer bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Với quan niệm mặt trăng là vị thần điều hòa thời tiết làm cho mùa màng tốt tươi, Lễ hội Ok Om Bok được đồng bào Khmer tổ chức để tạ ơn vị thần tượng trưng cho nông nghiệp, mùa màng bằng những sản vật họ thu hoạch được trong vụ mùa vừa qua. Sống động hội đua ghe Theo thông lệ từ xa xưa, trong Lễ hội Ok Om Bok bên cạnh các trò chơi truyền thống, tăng không khí vui tươi cho cộng đồng như ném còn, kéo co, đấu võ, đua thuyền và biểu diễn văn nghệ... thì đua ghe Ngo luôn là phần thi hấp dẫn nhất. Các vòng đua cũng được coi là hoạt động rước đặc trưng của cưdânnôngnghiệp lúa nước, ở một số vùng thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, phong tục đua ghe Ngo còn chứa nhiều tầng ý nghĩa thiêng liêng. Trong văn hóa của đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo (còn gọi làTuk Ngo) được tạo tác dựa theo hình ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước, vì theo người dân, những chiếc ghe như vậy không chỉ gọn nhẹ mà còn dễ di chuyển trên những luồng lạch ở địa phương. Ghe Ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây. Ngày nay, việc tìm được cây vừa to, vừa dài rất khó khăn nên đồng bào Khmer đã dùng những mảnh ván ghép với nhau để thay thế. Kích thước của một chiếc ghe Ngo thường dài khoảng từ 25 - 30m, chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu ghe thường được uốn cong lên như hình đầu rắn, đuôi ghe hay gọi là sau lái được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu. Hai bên thân ghe, mũi ghe và đuôi THANH HÀ ghe được trang trí hoa văn, màu sắc. Trong cuộc đua, mỗi ghe thường chứa từ 40 - 60 người ngồi bơi và chỉ huy. Xét về tính biểu tượng, ở mỗi vùng ghe lại thể hiện một đặc trưng khác nhau. Nếu biểu ghe Ngo của chùa Ông Mek (Trà Vinh) lại là con cá nược, ghe Ngo Chùa Champa (Sóc Trăng) lại là con cọp… Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe Ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Để tạo nên sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh, người Khmer đã dùng một cây hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe (gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm). Cây này được làm bằng gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2 m; có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đầumỗi chiếc gheđềuvẽhai mắt nổi để ghe thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trước kia, vào ngày Lễ Ook Om Bok hàng năm, người Khmer thường tổ chức đua ghe Ngo ở Peamkênthô (tức là Vàm Tho), thuộc huyện Mỹ Xuyên ngày nay. Tại đây, ghe Ngo của các nơi từ vùng Bạc Liêu lên, Kiên Giang xuống đều thuận tiện; bởi vì ở đó cómột đoạn sông thẳng, dòng nước chảy đều... Những người đến xem đua ghe lúc đó thường là đi bằng ghe “Ca hâu” (tức ghe bầu) và ghe “Ca chai” (tức ghe tam bản) đậu dọc hai bên bờ. Sau này, điểm đua dời từ Vàm Tho về sông Ompuyea, tức là sông Nhu Gia, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên bây giờ. Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, điểm đua ghe Ngo hàng năm được dời từ Nhu Gia về đua ở Kinh Xáng, thị xã Sóc Trăng (thành phố Sóc Trăng ngày nay). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, điểm đua ghe Ngo được đưa trở lại ở Nhu Gia. Từ đó, cứ đến ngày Rằm tháng Mười âm lịch, cuộc đua ghe Ngo lại tái diễn ở Kinh Xáng, thị xã Sóc Trăng.. n Rộn ràng hội đua ghe Ngo NGAYNAY.VN 20 DI SẢN Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==