Ngày Nay số 304

NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 trong môi trường bán hoang dã một thời gian dài. Bởi thời gian bị giam cầm quá lâu và những lần bị hành hạ, đánh đập đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thầnvà trí óc của chúng. Những con vật đáng thương ấy dường như không thật sự sống, mà chỉ đơn giản là tồn tại. Và có những cá thể gấu đã không thể qua khỏi sau khi được cứu hộ, dù đội ngũ của trung tâmđã cố gắng hết sức. Có lẽ vì những đau đớn, hành hạ trong quá khứ đã vượt quá sức chịu đựng của chúng... “Hầu hết các cá thể gấu được cứu hộ đều đã mất đi bản năng sinh tồn ngoài tự tâmđãmắc rất nhiều bệnh về khớp, mắt, chi, chân tay sừng hóa, nứt nẻ, răng hỏng vì thức ăn không phù hợp ở các trại gấu. Chưa kể, việc bị trích hút mật quá nhiều làm cơ quan nội tạng ở ổ bụng gấu bị tổn thương nặng nề, có trường hợpbác sĩ buộcphải cắt bỏ túi mật của gấu vì bên trong chỉ toànmáu vàmủ. Nhưng những khuyết tật về tinh thần mới thực sự nghiêm trọng, bởi chúng hầu như là “vô phương cứu chữa”. Đó là trường hợp của các cá thể liên tục lặp lại một hành động không có mục đích, hoặc chỉ đi lại vòng quanh cả ngày như rô-bốt, dù đã sống nhiên. Nếu thả về rừng, chắc chắn chúng sẽ chết chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng đứng ra cam kết sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc trọn đời cho chúng vì mục đích nhân đạo,” PGS.TS Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện của Animals Asia tại Việt Nam khẳng định. Cuộc chiến còn dai dẳng Theo nhận định của ông Tuấn Bendixsen, trên thực tế, cuộc chiến chống lại nạn buôn bán, nuôi nhốt gấu trái phép để lấy mật đã có những chuyển biến tích cực. Về số lượng, tính đến năm 2021, Animals Asia đã cứu hộ được 253 cá thể gấu (cả gấu chó và gấu ngựa) trên toànViệt Nam, kể từ đợt cứu hộ đầu tiên cuối năm 2006. Riêng trong năm 2022, 14 cá thể gấu từ Hà Nội, Nam Định, Điện Biên và Sơn La đã được Animals Asia cứu hộ. Tổ chức đang cố gắng giải thoát thêm cho 7 cá thể gấu đã bị nuôi nhốt suốt 20 năm trời tại huyệnMê Linh. Công tác vận động, tuyên truyềncũng làmộtđiểmsáng. Ông Tuấn Bendixsen cho biết, hơn 80% số lượng gấu được cứu hộ là nhờ sự vận động từ chính quyền địa phương tới người dân, để họ tự nguyện làm đơn chuyển giao lại gấu chonhà nước. Hiệnnay, nhiều gia đình không còn thiết tha với việc nuôi gấu lấy mật nữa, khiến giá mật gấu trên thị trường chợ đen bị kéo xuống rất thấp. Nuôi gấu lấy mật giờ đây đã không còn là một nghề đem lại lợi nhuận cao. Nhưng theo số liệu mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, vẫn còn hơn 300 cá thể gấu đang bị giam cầm trong các trại nuôi nhốt gấu trên cả nước, trong đó ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội với khoảng 130 cá thể gấu hiện đang là nơi có nhiều gấu nuôi nhốt trong các hộ tư nhân nhiều nhất cả nước. Vẫn có nhiều gia đình chần chừ không bàn giao gấu cho nhà nước, vì trông chờ một khoản hỗ trợ kinh phí. Không chỉ vậy, hoạt động buôn bán trái phép gấu con ở vùng biên tuy không rầm rộ như trước nhưng lại kín đáo, tinh vi hơn. Nhiều cá thể gấu con được các đối tượng buôn bán giấu trong ba lô, cốp xe nên việc phát hiện là không hề dễ dàng chút nào. May mắn là tất cả các cá thể gấu conđược lực lượng chức năng tịch thu vẫn trong tình trạng có thể cứu hộ được. TheoôngTuấnBendixsen, cuộc chiến với nạn buôn bán và nuôi nhốt gấu lấy mật sẽ còn dai dẳng. Vì vậy, Animals Asia đặt mục tiêu đến năm 2026 sẽ hoàn thành xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở 2 tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Huế) với công suất cứuhộ300 cá thể. Không chỉ vậy, tổ chức còn phối hợp cùng Trung ương hội Đông y Việt Nam để trồng một vườn thảo dược Đông y thay thế mật gấu ngay trong Trung tâm cứu hộ gấu ở Tam Đảo. Những chương trình giáo dục, tuyên truyền tới các em học sinh cũng được tổ chức khá thường xuyên tại trung tâm, để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ loài gấu và các loài động vật hoang dã khác. n Các nhânviên thú yđanggây mê, kiểmtra sức khỏe chomột cá thểgấu. Ảnh: Animals Asia. Các nhânviênđang thiết kếđồ làmgiàu chogấu. Ảnh: Animals Asia. Gấu chơi đùa tại khubánhoangdã. Ảnh: Animals Asia.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==