Ngày Nay số 305

NGAYNAY.VN 12 CHUYÊNĐỀ Số305 - ThứNăm, ngày1/12/2022 Chợ Long Biên một buổi tối đầu đông, mưa phùn rả rích. Đường vào xóm trọ nghèo tại ngõ 127 Phúc Xá sâu hun hút, trơn trượt, sẵn sàng kéo bất kỳ ai ngã vào lớp bùn nhoe nhoét bên dưới. Khu trọ ngập trong một hỗn hợp đặc quánh của các loại mùi. Mùi rác thối khẳn, chua loét từ chợ, mùi tanh lờm lợm của bùn đất, mùi ngai ngái từ những căn trọ có 3, 4 người chen chúc trong không gian chưa đầy 10 mét vuông, và mùi khai nồng từ những khu nhà vệ sinh cũ kĩ. Tối tăm và tĩnh lặng. Chỉ có âmthanh sục sạo của lũ chuột cống. Sinh sống tại xóm trọ Phúc Xá là các lao động nghèo ở chợ Long Biên, chủ yếu làm bốc vác, đẩy hàng thuê, thu nhập chỉ khoảng 4-6 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều người gần như không liên hệ với bất cứ ai ngoài cư dân xóm trọ. Họ chấp nhận sống cuộc đời “bên lề”xã hội, không chỉ vì nghèo khó... Năm hết, Tết không gia đình Chị Tú (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) kiếm được khoảng 6-7 triệu đồng/tháng từ công việc“cửuvạn”ởchợLongBiên. Cộng thêm thu nhập của hai con trai đang đi làm thêm, về quê ăn Tết không phải việc khó khăn với mấy mẹ con. Nhưng 5 nămqua, Tết nào chị cũng nhất quyết ở lại Phúc Xá, vì sợ gặp lại cơn ác mộng đã Hai Tết, hắn vác cả ghế gỗ đuổi đánh làm tôi phải chạy sang nhà hàng xóm lánh nhờ,” chị Tú nghẹn ngào kể, chỉ vào một vết sẹo nhỏ trên bắp tay phải – dấu vết của một lần ông chồng lên cơn vũ phu. Ở lại đón Tết tại xóm trọ Phúc Xá là lựa chọn bất đắc dĩ, vì đó là dịp ông chồng chị Tú phá phách dữ nhất. Những ngày Tết ở đây không còn nước mắt và đau đớn nhưng cô quạnh vô cùng. Lúc người người đang đi chợ Tết thì chị vẫn miệt mài đẩy hàng, bốc vác thâu đêm suốt sáng, chỉ mong hôm sau có tiền ăn đủ 3 bữa trong ngày. Đêm30Tết, khi nhà nhà đổ ra đường đón giao thừa, chị và những nguời cùng ở lại đã khóa cửa đi ngủ từ lâu,mặc chopháohoanăm mới đang sáng trên bầu trời. Những ngày đầu năm mới, ngoài thời gian mưu sinh, chị chỉ biết quanh quẩn trong khu trọ nghèo, thi thoảng lại sang nhà bà Lý – nhà duy nhất có ti vi, ngồi “xem chùa” cho khuây khỏa. Không bánh chưng, khônghoa đào, không gia đình, khôngTết. Hai cậu con trai đã nhiều lần thuyết phục mẹ về quê. Nhưng sau lần bị chồng đuổi đánh mà cả xóm biết ấy, chị nhất quyết nói không. Sợ chồng mò lên đây vòi tiền, đánh đuổi mình còn chẳng hết. Hai anhmuốn dẫn các cô, các chú lên thămmẹ, chị cũng lắc đầu. Người ta vào cái xó xỉnh này thăm mình rồi dông cả nămthì sao, chị cười buồn... Cái đòn gánh của cha Nơi u tối và ẩm thấp nhất của khu trọ nghèo Phúc Xá là nhà của chị Linh (quê ở huyện Việt Yên, Bắc Giang) và con cháu. Gia đình đông đủ, các cháu sang chơi với bà thường xuyên, tưởng như cuộc sống của chị sẽ ấm áp và hạnh phúc hơn. Nhưng không. Vì lên Hà Nội mưu sinh cũng chỉ là cách để chị trốn khỏi sự khắc nghiệt của người cha. ám ảnh suốt gần chục năm, khiến chị phải phiêu dạt tới khu trọ nghèo này. Đó chính là người chồng nghiện rượu chè, cờ bạc, lại vũ phu của chị. “Quanh năm, hắn uống rượu và đánh bạc bằng tiền của tôi, sau này là của cả các con. Những lần hắn vay tiền, tôi đều là người trả thay cho hắn. Nhưng không bao giờ hắn chịu tỉnh ra. Hơi tí là vòi vĩnh xin tiền, không đưa thì hắn chửi bới, sỉ nhục rồi vớ được cái gì là ném cái đó vào người tôi. Cóhômđangmùng Một năm lại sắp qua, tháng Chạp sầm sập đến khiến ai cũng bồi hồi trong nẻo nhớ, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ kỉ niệm cũ. Đối với những người lao động nghèo ở khu Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội, những ngày cuối năm lúc nào cũng đượm buồn. VIỆT KHÔI Chị Linhđang chơi đùa cùnghai cháungoại trongphòng trọ củamình. Bóngđènduy nhất trongphòng trọ của chị Linh. Một cụbà 75 tuổi đang sốngmột mình tại xóm trọPhúc Xá. Bóng thời gian chầm chậm qua xóm

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==