Ngày Nay số 305

Thúy (tên đầy đủ Lương Thị Kiều Thúy, 1991) của “Giặt là Sáng” - Tiệm giặt của người điếc là một gương mặt đã trở nên rất thân quen trong cộng đồng người điếc (không nghe được) và khiếm thính (nghe kém) ở Hà Nội. Giặt là Sáng được lập nên từ năm 2019, dựa trên ước mong của cô gái khiếm thính từ tuổi lên 10, là có thể tạo việc làm cho những người đồng cảnh ngộ. Trong hai năm dịch bệnh, bất chấp nhiều khó khăn, Thúy và tiệm giặt của mình đã phục vụ được hơn 3.000 lượt khách, mở được thêm một cơ sở mới. Cũng không ít lần, Sáng được phía truyền thông, báo chí cùng các tổ chức xã hội đến đưa tin, ghi hình. Công việc giặt là cũng được coi là dần ổn định. “Em đang một thân một mình lê lết ở đất Sài Gòn phồn hoa đô thị nè chị ơi. Tụi em Nam tiến, nhưng cũng khó khăn quá chừng,” - Thúy nhắn cho tôi trong một chiều tháng Mười Một. chưa đủ sức để bảo vệ cho các bạn ấy, cho những điều quan trọng nhất đối với em. Có lẽ nếu có thêmmột nhân viên nghe nói bình thường, người cũng rành ngôn ngữ ký hiệu, những vấn đề này sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn.” Tất nhiên, những điều tương tự vẫn có thể xảy ra khi Thúy muốn mở rộng quy mô của Giặt là Sáng về phía Nam vào cuối năm nay, và đến Hạ Long vào giữa 2023, để có thể đem đến nhiều cơ hội hơn cho cộng đồng người điếc. Có rất nhiều điều khiếnThúy trăn trở trên hành trình thực hiện mơ ước củamình. Một hành trình mới Vốn ấp ủ dự định Nam tiến từ lâu, Thúy quyết định rời xa tiệm giặt là người điếc ở Hà Nội, nơi mà cô đã coi như mái ấm thứ hai của mình. Thúy bảo, hai năm vận hành đủ để thấy Giặt là Sáng là một dự án bền vững, với mười nhân viên lành nghề do đích thân cô đào tạo. Cô quyết định “buông ra” để mọi người có thể tự lập hơn. Cùng một chiếc ba lô trên vai, cô gái trẻ lên đường. Nam tiến dường như là một hướng đi đúng đắn và nhiều hứa hẹn. Thúy cho biết, dịch vụ giặt là trong Nam khởi sắc hơn, trình độ vănhóa của người điếc trong Nam cũng cao hơn so với ngoài Bắc. Bậc học cao nhất mà người điếc ở Việt Nam có thể theo học là hệ cao đẳng điếc của Đại học Đồng Nai, kéo theo đó là thị trường lao động điếc khu vực này cũng dồi dào và được đánh giá là có năng lực. Thúy đã hy vọng với những ưu điểm đó, mô hình tiệm giặt là người điếc của mình có thể nhanh chóng thành công. Đằng sau giọt nước mắt Để đạt đến những thành tựu mà Thúy có thể tự hào của ngày hôm nay, cô cũng từng rơi nhiều nước mắt. Khi vừa mới bắt đầu mở được cơ sở thứ hai, Sáng gặp phải một số vướng mắc liên quan đến pháp luật, những khoản tiền phạtmà tiệmgiặt có thểđánh mất lợi nhuận của cả nămtrời. Thúy lúc đó đã cảm thấy rất sợ hãi, hoang mang, oan ức, và sụp đổ, “Em nhớ lúc đó mình đã khóc rất nhiều ngay giữa cửa tiệm. Em lờ mờ hiểu câu chuyện mà cán bộ nói, nhưng em không thể nói được thành lời. Không thể tự mình trình bày rành mạch, không thể cho họ biết thực ra mình đã mất nhiều công sức, thời gian tìmhiểu và hỏi đi hỏi lại những người xung quanh trước từng quyết định như thế nào.” Là người khiếm thính, ít ra Thúy vẫn còn nghe được, ấy thếmà côcònhoảng loạnđến thế. Thúy biết các bạn nhân viên điếc hoàn toàn không cảm nhận được một chút âm thanh đã hoang mang đến mức nào khi nhìn cô khóc. May mắn làm sao, với vô vàn cuộc gọi cầu viện, những sự kết nối, những ngày dài chờ đợi, và sự hỗ trợ của NICE Program(Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng), Thúy và Giặt là Sáng đã có thể bình an vượt qua cơn bão. “Giờ nhớ lại, em thấy vừa xấu hổ vì đã khóc trước mặt nhân viên, lại vừa cảm thấy áy náy vì mình vẫn QUỲNH HOA Tiệm giặt chở những ước mơ Ảnh trong bài: NguyễnThanhTùng. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số305 - ThứNăm, ngày1/12/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==