Ngày Nay số 305

Hơn 624.000 lao động lao đao Thông tin từ Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam, qua báo cáo của 25 địa phương, đơn vị, ngành có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, đời sống, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là chế biến gỗ, dệt may, da giày; một số doanh nghiệp điện tử, thực phẩm, dịch vụ… Các ngành nghề này tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, đây là lý do mà lao động phía Nam bị nghỉ việc luân phiên, thậmchí sa thải hang loạt. Thống kê cho thấy, số doanhnghiệp, người laođộng bị ảnh hưởng là 441 doanh nghiệp (331 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 75,05%) với tổng số 624.786 lao động tại 25 tỉnh, thành phố (tập trung ở khu vực phía Nam với 68% tổng số doanh nghiệp, 88,27% tổng số lao động bị ảnh hưởng). Cụ thể, 562.400 người lao động bị giảm giờ làm (chiếm 90%); 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (chiếm 5,02%); 31.012 người lao động nghỉ không lương, tạmhoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc (chiếm4,98%)… Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tình trạng nhiều doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ, một phần trong lĩnh vực dệt may, da giày bị giảm đơn đặt hàng nên phải sa thải lao động là việc bất khả kháng. Nguyên nhân là sau thời gian mới hồi phục lại nền kinh tế, người lao động bắt đầu trở lại làm việc, doanh nghiệp đã kỳ vọng người lao động tăng ca để tạo ra sản phẩm, chất lượng tốt hơn để bù đắp lại thời kỳ khó khăn trước đây. Tuy nhiên, tình hình biến động đơn hàng đang xảy ra khá lớn, một lực lượng lao động đang chịu ảnh hưởng từ chính sự sụt giảm các đơn hàng này. “Khó khăn này lại rơi vào thời điểm cuối năm, khi chuẩn bị đến Tết. Về mặt tâm lý chung của người lao động là đều mong muốn sau một năm nỗ lực, Tết sẽ được chăm lo tốt hơn, nhưng đến nay các doanh nghiệp đang rất khó khăn, chưa tìm được đơn hàng”, ông Trần Thanh Hải thừa nhận. Để vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã phải bố trí lại lực lượng lao động, sử dụng hết phép năm 2022 cho người lao động, thậm chí tiếp tục ứng phép của năm 2023 với mong muốn tạo một nguồn thu nhập cần thiết giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần giữ chân họ trong thời gian chờđợi khả năng hồi phục các đơn hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mới đầu tư trong giai đoạn gần đây, nhất là năm 2022 nên khả năng tích lũy và sức chịu đựng của các doanh nghiệp cóhạn. Họbuộcphải chonghỉ việc tất cả các lao động vừa ký hợp đồng từ năm2022. Riêng tại Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, về mặt bằng chung, thị trường laođộngHà Nội từ nay đến cuối năm vẫn có những sự sôi động nhất định. “Các phiên giao dịch việc làmvẫnđược tổ chức đều đặn, chúng tôi vẫn tiếp tục tiếp nhận các đơn hàng tuyển dụng từ phía doanh nghiệp, thậm chí thời điểm này số lượng còn tăng hơn so với những tháng trước đây”. Theo ông Thành, những lao động tự do muốn làm thời vụ cũng có cơ hội tìm việc, tuy nhiên, yêu cầu tuyển người có phần cao hơn, khó hơnmọi năm. cắt giảm nhân lực trước thềm năm mới Trong khi nhiều ngành nghề tăng cường ca kíp để “chạy đua” sản xuất mùa cao điểm thì vẫn có nhiều đơn vị cắt giảm lao động, đằng sau đó là những nỗi buồn hiu hắt trước thềm năm mới… HẢI THANH Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số305 - ThứNăm, ngày1/12/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==