Ngày Nay số 315

Những phen hú hồn Tham vấn tâm lý là một nghề khá mới mẻ ởViệt Nam. Một nhà tham vấn tâm lý sẽ tiếp cận thân chủ khi các triệu chứng bệnh về tâm lý còn nhẹ. Sau đó, nhà tham vấn sẽ thiết lập mối quan hệ gần gũi với thân chủ và thấu cảm, sẻ chia, dẫn dắt để họ tự tìm ra giải pháp cho chính mình, chứ không chủ động giải quyết vấn đề cho họ. Công việc này khác với tư vấn tâm lý (cho ý kiến, lời khuyên dựa trên kinh nghiệmvà kiến thức của bản thân) và trị liệu tâm lý (can thiệp khi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, cần được điều trị đặc biệt bằng thuốc). Không ít người vẫn ngộ nhận rằng công việc của các nhà tham vấn tâm lý khá “lành”, tức chủ yếu làm việc với bàn giấy, sách vở và đối thoại với thân chủ của mình. Tuy nhiên, họ đã không ít lần phải đối mặt... với tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”. Với Thạc sĩ Phan Lan Hương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, chuyên gia tham vấn tâm lý độc lập cho trẻ, trong gần hai thập kỷ làm nghề, có hai trường hợp mà đến giờ nghĩ lại chị vẫn thấy hú vía. Ca đầu tiên xảy ra khi chị còn làmviệc tạiTổngđài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Khi đó, chị nhậnđược cuộc điện thoại của một bạn nhỏ, giọng lạnh tanh rằng con đang chuẩn bị nhảy cầu, bây giờ cô nói với con câu gì đi, sau câu nói đó con sẽ quyết định xem có nhảy hay không. Chị Hương nghe rõ mồn một tiếng xe cộ chạy trên cầu và tiếng“coong, coong” khi cậu bé đạp vào thành cầu để chứng minh mình không nói dối. Tim đập thình thịch vì lo sợ nhưng chị bình tĩnh “câu giờ” bằng những câu hỏi như “Khi đối diện với cái chết, connghĩ đến ai nhiều nhất?”,“Có việc gì làm con cảm thấy tiếc vì chưa làm được trước khi chết không?”... Trong lúc ấy, những đồng nghiệp khác khẩn trương liên hệ với chính quyền khu vực để nhanh chóng tiếp cận cậu bé. Không khí căng thẳng vô cùng, ai cũng sợ tiếng nói từ đầu dây bên kia đột ngột tắt ngóm. May mắn thay, cuối cùng cậubéđã từbỏ ý định tự tử và lực lượng cứu hộ đã giải cứu cháu kịp thời. Trường hợp còn lại là một cô bé rất bướng bỉnh, cứng đầu, cứ cãi nhau với bố mẹ là buộc dây thừng lên dọa sẽ treo cổ tự tử. Bố mẹ khuyên giải mấy cũng không nghe và nhất quyết không chịu gặp chuyên gia, bác sĩ nào. Mà theo chị Hương, nguyên tắc của một nhà tham vấn tâm lý là không bao giờ ép thân chủ phải tới gặp mình khi họ không tự nguyện, vì hiệu quả May mắn là người mẹ đã phát hiện và cắt dây thừng kịp thời khi thấy con gái đang giãy giụa liên hồi, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Sau lần chết hụt đó, cô bé bỗng dưng không bao giờ nhắc đến chuyện tự tử nữa, và còn đề nghị mẹ đưa tới gặp tôi để được tham vấn. Có thể do cháu đã biết rằng cái chết không nhẹ nhàng như mình tưởng nên tự thay đổi. Nghe cháu kể lại chuyện ấy mà tôi vừa vui mừng, vừa lạnh toát sống lưng!”, chuyên gia Phan Lan Hương chia sẻ. Yêu nghề nhưng nghề liệu có “yêu” mình? Người yêu nghề tham vấn tâm lý như chị Hương không ít, nhưng người được nghề “yêu” lại dường như không nhiều. Bởi hiện nay, người làm tham vấn tâm lý ở Việt Namđang gặp rất nhiều khó khăn. Theo PGS.TS Trần Thu Hương, Giảng viên khoa tham vấn sẽ không cao. Vậy nên chị chỉ biết khuyên phụ huynh phải đặc biệt để ý tới con gái và hãy kiên trì lắng nghe và tạo kết nối với con. “Nhưng đến một ngày, cô bé quyết định tự tử thật. VIỆT KHÔI Những người kiên trì “chữa lành” tâm lý cho người khác Dù biết tham vấn tâm lý chưa được công nhận là một nghề ở Việt Nam, những người phụ nữ ấy vẫn theo đuổi tới cùng. Họ bảo, yêu được nghề này là may mắn của đời mình. Nhưng có lẽ, nghề tham vấn tâm lý cũng thật may mắn khi có những con người thầm lặng mà bản lĩnh, kiên định như thế… TSTrầnKiềuNhư trongmột buổi thamvấn tâmlý với các bạn trẻ. Thạc sĩ NguyễnThị Hà trongmột buổi thamvấn tâmlý cho trẻ emtại Trung tâmgiáodụcNgàymới. NGAYNAY.VN 4 Số315 - ThứNăm, ngày2/3/2023 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==