Ngày Nay số 315

Cabin bảo vệ và giấc mơ ổn định của cô gái vùng cao Ba giờ sáng cuối tuần, gió mùa đông bắc ập xuống Bắc Bộ, cái lạnh se sắt chừng 10 độ bủa vây khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh năm 1982) – bảo vệ tại công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam lặng lẽ pha thêm một ấm trà để chống đỡ cơn buồn ngủ. Phương mở cửa cabin bảo vệ ở cổng số 1, ra ngoài rửa mặt cho tỉnh táo rồi đi quanh khu vực công ty trải dài trên 10ha. Ca trực vẫn còn 4 tiếng nữa. Theo đặc thù của công việc, ban ngày mỗi ca trực của đội bảo vệ có 9 người tất thảy, trong đó có 3 nữ, nhưng ban đêm rút gọn còn 7 người, và chỉ có 1 nữ, nên Phương phải luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệmvụ. Cách đây 7 năm, hồi năm 2016, từYênBái chân ráo chân ướt xuống Hà Nội, trải qua đủ thứ nghề từ phục vụ, bồi bàn đến giúp việc, Nguyễn Thị Thanh Phương quyết định gõ cửa Công ty TNHH MTV Dịch vụ bảo vệ Tân Trào. Hồi đó Phương tặc lưỡi, làm bảo vệ 1-2 năm rồi sẽ tìm một công việc khác yên ổn và nữ tính hơn. Chị dự định sẽ tìm cho mình một chỗ đứng ổn định giữa Thủ đô hoa lệ sau khi có một số vốn nho nhỏ từ công việc bảo vệ“bất đắc dĩ”. Nhưng cái tặc lưỡi ấy đến nayđã7năm, côgáiYênBái ấy vẫn chưa có ý định đổi nghề, lặng lẽ với cuộc sống độc thân. Hiện Phương vẫn tất bật bài bản bất cứ ngành nghề nào, qua các khóa đào tạo chuyên nghiệp và bài bản của công ty, tôi nhận ra, nghề nào cũng phải học hành nghiêm túc, có trách nhiệm với nghề. Làm bảo vệ lại càng phải tập huấn thường xuyên, phải học hỏi, thực hành các kỹ năng thuần thục, thực sự hiểu nghề mới sống được với nghề” – Phương nói. Gần chục năm với nghề, Phươngvànhiềuđồngnghiệp thấmthía: nghề bảo vệ làmột trongnhữngnghềđốimặt với nhiềumặt trái nhất của xã hội, va chạm với mọi đối tượng từ kẻ gian nguy hiểm đến dân chợ búa, đội quân cho vay nặng lãi… Không ít khách hàng đến làm việc tại công ty Yamaha có thái độ không đúng mực, thậm chí gây hấn với Phương, nhưng chị luôn mềm mỏng nhất có thể. Chị kể,“nhiều lúc thấy chạnh lòng, tủi thân ghê gớm, ở nhà chưa bao giờ bị ai chỉ tay thẳng mặt rồi lớn tiếng dọa nạt mà khi bước vào nghề, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Mình phải luôn giữ sự bình tĩnh, khôn khéo của người phụ nữ để“hạ hỏa” đối tượng, nhẹ nhàng tuyên truyền để không gây ra mâu thuẫn căng thẳng”. Sau chừng ấy năm, có lẽ Phương đã thực sự “chín” với nghề. Mọi góc khuất tăm tối nhất của nghề bảo vệ, Phương đều đã nếm trải. Nhưng Phương bảo, dù đã tìm được công ty khác, với vị trí khác, nhưng Phương vẫn gắn bó ở đây, gắn bó với công ty bảo vệTânTrào, với anh em đồng nghiệp nam giới như một mái ấm gia đình, nơi đã với những ca trực 12 tiếng tại công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam. Ngày cũng như đêm, hôm thì bắt đầu từ 7 giờ sáng, hôm lại bắt đầu từ 7 giờ tối, và ca trực cần sự minh mẫn liên tục 12 tiếng không được lơ là. Phương kể, đầu quân cho một công ty bảo vệ, lúc đầu chị cứ nghĩ lĩnh vực này toàn nam giới, nhưng may mắn vẫn có không ít phụ nữ lựa chọn. Vậy là Phương yên tâm theo nghề, thamgia những khóa tập huấn bài bản của công ty bảo vệ Tân Trào, từ cách giao tiếp, ứng xử, tác phong chuẩn chỉnh ra sao đến các bài võ thuật cơ bản, rồi hàng loạt kỹ năng cần phải có của người bảo vệ như: chống bạo loạn gây rối trật tự xã hội, cứu nạn cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, xử lý tình huống đột ngột phát sinh… “Mình chọnnghề rồi nghề lại chọn mình. Chưa được học Ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), ngày cũng như đêm, lẫn trong hàng trăm đàn ông làm bảo vệ là những phụ nữ nhỏ nhắn cùng thâu đêm canh gác. Họ làm việc liên tục suốt 10-12 tiếng, và ngay cả khi bóng công nhân cuối cùng ra khỏi nhà máy trở về nhà, họ vẫn đứng đó, cần mẫn với công việc vốn chỉ dành cho phái mạnh. làm công VIỆT ĐAN Chị ThanhPhương (bênphải) và chị NguyễnThị Huệ (bên trái) đang làmnhiệmvụbảo vệ tại công ty. Chị Phươngđang chỉ dẫn tận tình chođối tác ra vào công ty. “Bóng hồng” NGAYNAY.VN 6 Số315 - ThứNăm, ngày2/3/2023 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==